Trên thực tế, chăm sóc trẻ sơ sinh không khó như mọi người vẫn nghĩ, chỉ cần bố mẹ thực hiện đúng theo quy tắc “3 được, 4 không” theo khuyến cáo của các bác sĩ, chuyên gia là có thể cơ bản tránh được hầu hết những vùng cấm, không chỉ sức khỏe được đảm bảo mà còn giúp phát triển trí não của trẻ.
3 điều khuyến khích bố mẹ làm càng nhiều, càng tốt cho em bé
Chạm vào tay trẻ
Các chuyên gia tin rằng, bố mẹ thường xuyên chạm vào đứa trẻ của mình không chỉ là tiếp xúc da kề da, mà còn là sự truyền tải tình yêu thương. Hành động này, có thể mang lại cho trẻ cảm giác an toàn ở các mức độ khác nhau, và khiến con cái cảm thấy có sự kết nối, bầu bạn của bố mẹ.
Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh, nếu bố mẹ có thể kiên trì mát xa cho trẻ sơ sinh mỗi ngày, thì có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của trẻ và khiến trẻ lớn nhanh hơn. Đồng thời, việc này cũng có thể giúp điều phối sự phát triển cảm xúc của trẻ và tăng cường mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái.
Cách làm rất đơn giản là bố mẹ chỉ cần thỉnh thoảng chạm vào tay bé. Hành vi này sẽ giúp trẻ xây dựng kết nối giữa các ngón tay và não bộ, cho phép trẻ học cách cầm nắm nhanh hơn và cải thiện khả năng phối hợp tay chân.
Kỹ năng vận động tinh của trẻ sơ sinh sẽ phát triển, nếu như bố mẹ thường xuyên chạm vào tay trẻ.
Chạm vào chân trẻ
Nói đến việc sờ chân em bé là phải đề cập đến “văn hóa đi chân trần”, vốn là một truyền thống rất phổ biến trong lĩnh vực nuôi dạy con cái của phương Tây. Bàn chân của trẻ có mật độ tế bào thần kinh dày đặc. Khi bố mẹ chạm vào bàn chân nhỏ bé của trẻ sẽ gửi rất nhiều tín hiệu điện thần kinh đến não bộ, những tín hiệu điện này có thể kích hoạt một số khu vực nhất định trong não bộ của trẻ.
Khi những khu vực đó được kích hoạt, chúng có thể tham gia tích cực vào cuộc sống hàng ngày của trẻ, giúp trẻ vận động linh hoạt và nhanh nhạy hơn, tức hành động chạm vào bàn chân nhỏ của trẻ có thể cải thiện chỉ số IQ đáng kể.
Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ thường xuyên đi chân trần, dù là về thể lực, tốc độ phát triển hay khả năng miễn dịch đều cao hơn nhiều so với những đứa trẻ cùng tuổi, và những đứa trẻ này đều đã giành chiến thắng ở vạch xuất phát.
Chạm vào lưng trẻ
Theo các bác sĩ, hành động bố mẹ nhẹ nhàng vuốt lưng trẻ có thể mang lại cho trẻ cảm giác an toàn, nhanh chóng bình tĩnh lại và cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ của trẻ. Các chuyên gia nhi khoa tin rằng, việc vuốt ve lưng trẻ có thể thúc đẩy sự phát triển của các cơ ở khu vực này, giúp trẻ học cách ngồi và đứng nhanh hơn.
Vì bé dưới một tuổi, đang trong tình trạng phát triển về thể chất và bé cũng phải tập bò, ngồi, đứng trong giai đoạn này. Bố mẹ chạm vào những bộ phận trên của trẻ nhiều, có thể khiến trẻ cảm nhận được sức mạnh của cơ thể tốt hơn, và điều đó có ích cho quá trình phát triển của trẻ.
4 điều bố mẹ cần hạn chế thực hiện, tránh ảnh hưởng sức khỏe của con
Đừng tùy tiện chạm vào mặt trẻ
Như bố mẹ nào cũng sẽ biết, làn da của trẻ sơ sinh vô cùng mỏng manh và thậm chí có thể nhìn thấy một chút mạch máu. Việc một số bố mẹ luôn thích vuốt ve mặt con, thỉnh thoảng hôn con vì muốn thể hiện tình yêu thương, những hành vi tưởng chừng như không đáng kể này lại thực sự khiến em bé bị tổn thương.
Sự “dịu dàng” mà người lớn dành cho trẻ, đôi khi sẽ vượt quá giới hạn được phép. Những vết rách trên da sẽ gây ra nhiều vết thương vô hình, qua đó vi khuẩn có thể xâm nhập thẳng vào cơ thể bé, gây viêm nhiễm, thậm chí là bệnh tật. Do đó, nếu không thật sự cần thiết, bố mẹ hoặc những người xung quanh đừng tùy tiện chạm vào mặt trẻ, như vậy mới là tốt cho bé.
Da mặt trẻ sơ sinh còn khá mỏng, thường xuyên chạm tay vào sẽ khiến da trẻ dễ bị tổn thương.
Đừng chạm vào đầu trẻ
Trước khi hộp sọ của trẻ phát triển hoàn thiện, thực chất não của trẻ và thế giới bên ngoài chỉ cách nhau một lớp da đầu mỏng, các mẹ để ý kỹ sẽ thấy sau khi trẻ ngủ, vị trí thóp sẽ lên xuống theo nhịp thở.
Tự ý sờ đầu bé, khả năng cao là vi khuẩn sẽ xâm nhập vào não bé, nếu gây viêm nhiễm thì vấn đề sẽ rất phiền toái. Vì vậy, khi chăm sóc bé, dù là gội đầu hay cắt tóc, bố mẹ phải đặc biệt chú ý tránh vị trí nhạy cảm này để giảm thiểu rủi ro.
Não bộ có liên quan đến chỉ số IQ sau này của trẻ, nếu mô não thiếu khả năng tự phục hồi thì sẽ không thể tồn tại dù chỉ một chút. Vì vậy, bố mẹ phải bảo vệ đầu của trẻ và không bao giờ được ấn vào đầu trẻ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ về sau.
Hộp sọ trẻ sơ sinh chưa khép khi trẻ mới vài tuần tuổi, nếu vô tình tác động mạnh đến phần đầu của bé, não bộ sẽ bị ảnh hưởng xấu.
Không ngoáy tai cho trẻ
Vì một số trẻ có lỗ tai nhờn sẽ tiết ra nhiều ráy tai hơn. Sau đó, bố mẹ khi thấy con mình có ráy tai, đôi khi không khỏi muốn giúp con lấy ráy tai ra, nhưng cách làm này sẽ có những mức độ ảnh hưởng khác nhau đến thính giác của con.
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Harvard của Mỹ đã tiến hành nghiên cứu về ráy tai và phát hiện ra rằng, dịch tiết trong tai tuy trông không đẹp mắt và sạch sẽ, nhưng thực chất lại có tác dụng bảo vệ thính giác của trẻ, đồng thời có thể chặn mọi bụi bẩn, bọ xít bên ngoài.
Lúc này, tai của trẻ sơ sinh còn rất mỏng manh và nhạy cảm, hành vi ngoáy tai của bố mẹ đôi khi sẽ gây ra tình huống xấu, chẳng hạn như vô tình khiến tai trẻ bị trầy xước trong quá trình lấy ráy tai ra ngoài. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công vào tai trẻ, và vấn đề tai bị nhiễm khuẩn, dẫn đến một số bệnh lý là rất cao.
Không bế trẻ quá nhiều
Khi em bé được sinh ra, liền trở thành báu vật trong gia đình, và người già, người thân, bạn bè, bố mẹ đều vội vã ôm bế đứa trẻ. Tuy nhiên, những em bé sơ sinh vừa chào đời thì cơ và xương sẽ rất non nớt, cơ thể vô cùng mềm mại.
Nếu đứa trẻ được bế quá lâu có thể khiến cột sống của trẻ bị cong, xương phát triển không bình thường. Trong một số trường hợp dây thần kinh bị chèn ép, sẽ dẫn đến nguy cơ bị liệt.
Ngoài ra, việc người lớn lắc bé khi bế là điều khó tránh khỏi, nếu dùng lực quá mạnh sẽ khiến não bé bị tổn thương, ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ trong tương lai.
Vì vậy, khi dỗ bé ngủ, bố mẹ nên hạn chế ôm và dỗ bé ngủ, các chuyên gia từ lâu đã khẳng định cách làm này chỉ khiến bé trằn trọc chứ không thể thực sự thúc đẩy giấc ngủ lành mạnh cho trẻ.
Em bé sơ sinh vừa chào đời thì cơ và xương sẽ rất non nớt. Nếu đứa trẻ được bế quá lâu có thể khiến cột sống của trẻ bị cong, xương phát triển không bình thường.