Có nuôi con nhỏ mới có thể cảm nhận được đôi khi, niềm vui của một ngày lại đến từ những bịch bỉm đầy phân của con. Trẻ sơ sinh không biết nói, nhưng chính “sản phẩm đầu ra” của bé sẽ là một cách gián tiếp để bé gửi thông điệp sức khỏe đến bố mẹ. Trên thực tế, có không ít bậc cha mẹ dành phần lớn thời gian để “phân tích” màu sắc và hình dạng phân mỗi khi con đại tiện.
Thử nghiệm theo dõi phân trẻ sơ sinh theo những dấu hiệu này, mẹ sẽ biết sức khỏe con có bình thường hay không.
“Sản phẩm phân” đầu tiên của con PHẢI là
Phân su:
Tại sao trẻ sơ sinh khi mới chào đời phân lại màu xanh đen? Màu phân này là do me bé trong bụng người mẹ trước đó nuốt nước ối, đồng thời thải nốt những tế bào biểu mô, vellus tóc, bã nhờn và mật, tiết đường ruột sản sinh trong quá trình là thai nhi trong bụng mẹ. Thông thường từ 6-12 giờ sau khi sinh trẻ sẽ có phân su màu xanh đậm, nhưng trẻ sinh non có thể sẽ muộn hơn. Phân su màu xanh đậm này thường duy trì 2-3 ngày sau sinh. Về sau, với việc bổ sung sữa mẹ hoặc sữa công thức, phân su sẽ từ từ đổ màu nhạt dần sang vàng.
Phân trong tháng đầu sau sinh
Trẻ bú mẹ:
Sau khi em bé bắt đầu bú mẹ, màu sắc phân sẽ chuyển dần sang vàng. Bởi vì sữa mẹ rất giàu oligosaccharides, một loại chất kích thích nhu động ruột hoạt động tốt, vì vậy hầu hết các em bé bú mẹ đều không gặp vấn đề rắc rối về “sản phẩm đầu ra” như táo bón hay tiêu chảy. Trẻ sơ sinh bú mẹ thường xuyên sẽ đi tiêu ngày 5-6 lần. Phân một em bé khỏe mạnh lúc này sẽ nhão mù tạt, có màu vàng hoa cà hoa cải, đôi khi chất nhầy trong phân, hoặc thậm chí xả phân xanh, phân không có mùi đáng kể và không có bọt.
Trẻ ăn sữa công thức:
Số lần đi tiêu của trẻ bú sữa ngoài sẽ ít hơn trẻ bú mẹ từ 1 hoặc 2 lần một ngày, phân có màu vàng-trắng, tương đối khô. Nếu tiêu hóa của con có vấn đề, thường phân sẽ có màu nâu, mùi hơi chua.
Màu sắc phân của trẻ cũng thông báo bệnh trẻ (ảnh minh họa)
Phân trong thời kỳ ăn dặm
Khi trẻ chuyển sang ăn dặm, màu sắc phân cũng “phong phú” hơn rất nhiều. Thường thời gian này trẻ sẽ chỉ đi tiêu khoảng 2-3 lần/ngày, có bé 2,3 ngày mới đi một lần. Tuy nhiên nếu thấy phân của con vẫn ướt, không khô tức là trẻ không bị táo bón và mẹ cũng không cần quá lo lắng. Một số màu phân thời kỳ này của trẻ mẹ cần lưu ý là:
Phân đen:
Nếu mẹ cho con bổ sung sắt, phân của bé có thể chuyển từ màu xanh đậm sang đen nhưng điều này là hoàn toàn bình thường. Chỉ khi mẹ không cho con bổ sung sắt mà phân của bé vẫn có màu đen thì mới cần hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng.
Phân da cam:
Xuất hiện khi thức ăn không tiêu hóa được pha trộn với nhau.
Phân có nhiều màu sắc và khối:
Một số loại thức ăn không tiêu hóa được trong ruột của bé có thể “ra ngoài” với nguyên hình dạng và màu săc. Điều này là hoàn toàn bình thường bởi ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dạ dày thường không hấp thụ hoàn toàn lượng thức ăn bé ăn vào. Mẹ nên giảm khẩu phần ăn cho con để tránh hại dạ dày sau này.
Phân dính màu đỏ:
Khi đã loại trừ khả năng mẹ cho con ăn các loại thực phẩm có màu đỏ như canh rau dền, củ cải đỏ hay dưa hấu, cà chua....mà phân của bé vẫn có màu đỏ. Đó có thể là dấu hiệu con đi tiêu ra máu.
Nếu phân bình thường dính máu đỏ tươi: bé có thể gặp rắc rối với việc tiêu hóa protein sữa.
Phân táo bón dính máu: thường do một ít máu chảy trong hậu môn hay trĩ nhỏ
Phân tiêu chảy dính máu: có thể chỉ ra một nhiễm trùng do vi khuẩn
Phân của bé bú sữa mẹ có máu màu đen thẫm như hạt vừng:
Có thể bé đã nuốt phải máu của mẹ khi mẹ đang bị nứt hay chảy máu đầu ti. Máu này đã được tiêu hóa nên chuyển sang màu đen hoặc đỏ thẫm.
Phân trắng:
Dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần cho con đi khám bác sỹ bởi trẻ rất có thể đang mắc các bệnh về gan hoặc túi mật.