Nuôi dạy con cái là việc rất quan trọng của một gia đình, nhưng trẻ có thông minh hay không cũng là một vấn đề mà các bậc phụ huynh quan tâm. Nhiều người tin rằng nhóm máu của bố mẹ cũng có ảnh hưởng đến chỉ số thông minh của trẻ.
Nhóm máu nào có chỉ số IQ cao nhất?
Nhóm máu O - Có thể có thể chất cao hơn?
Một thí nghiệm tại Trung tâm Sức khỏe Trẻ em của Đại học Stanford (Standford Children’s Health) đã chỉ ra rằng, một đứa trẻ nhóm máu O có thể cho thấy chất lượng tổng thể cao hơn về mọi mặt.
Theo quan điểm di truyền sinh học, vì nhóm máu O được mệnh danh là “máu vạn năng” nên sẽ mang đến cho một người khả năng miễn dịch cao hơn những người khác, người mang nhóm máu này sẽ có thể chất tốt hơn.
Và nhóm máu O cũng là "nhóm máu cổ đại" được tổ tiên loài người sở hữu sớm nhất, có khả năng chứa các gen gần với tổ tiên hơn. Theo nguyên tắc sống còn của những người khỏe mạnh nhất, những đứa trẻ sinh ra theo cách này có thể có những phẩm chất toàn diện cao hơn.
Trí thông minh của trẻ được ảnh hưởng từ yếu tố di truyền.
Nhóm máu AB có chỉ số IQ cao nhất?
Và các nhà khoa học cũng đã đưa ra một danh sách xếp hạng trí thông minh nhóm máu nhất định theo nghiên cứu. Trẻ em thuộc các nhóm máu khác nhau có chỉ số IQ khác nhau.
Bảng xếp hạng cho thấy AB có chỉ số thông minh cao nhất, chỉ số thông minh của trẻ nhóm máu B vẫn ở cuối và nhóm máu O giữa cao hơn đáng kể so với trẻ nhóm máu A.
Tuy nhiên, sự khác biệt về trí thông minh giữa những đứa trẻ thuộc các nhóm máu không lớn, và thứ hạng này không phải là tuyệt đối. Bởi đứa trẻ nào cũng đều có thế mạnh riêng biệt, điều quan trọng là bố mẹ nên định hướng đúng đắn, giáo dục phù hợp để trẻ phát huy được khả năng của mình.
Nghiên cứu cũng cho biết, trẻ em nhóm máu B có xu hướng trung thực và dễ gần hơn, bố mẹ nên phát triển các kỹ năng xã hội của trẻ. Vì trẻ nhóm máu B có xu hướng hướng nội nhiều hơn nên bố mẹ chỉ có thể giao tiếp với những trẻ không sẵn sàng bày tỏ ý kiến.
Thực tế đây là một điều rất khó, bố mẹ nên chú ý hơn đến khả năng sáng tạo của trẻ, khuyến khích trẻ phát triển các mối quan hệ xã hội đồng thời tạo cho trẻ một không gian nhất định để phát triển, đồng thời trẻ cũng sẽ suy nghĩ và trưởng thành hơn thông qua giao tiếp.
Trong khi đó trẻ em nhóm máu AB mặc dù sở hữu chỉ số IQ cao, nhưng có xu hướng thiếu khả năng hợp tác và khả năng thích ứng kém. Vì vậy, trong quá trình trưởng thành bố mẹ nên tìm hiểu kỹ tính cách, thế mạnh, khả năng của trẻ để từ đó có phương pháp giáo dục phù hợp.
Những đứa trẻ thông minh thường có khả năng quan sát, sự tập trung cao hơn.
4 thói quen trẻ nên học từ sớm để phát triển IQ
Mặc dù yếu tố bẩm sinh có thể mang lại cho trẻ lợi thế nhất định, nhưng đối với nhiều người hơn, môi trường sống và phương pháp giáo dục cũng có tác động lớn đến quá trình phát triển trí tuệ.
Việc giáo dục trẻ như thế nào thì tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có những điều chỉnh tương ứng. Vì vậy, bố mẹ vẫn nên chú trọng vào việc tu dưỡng, giáo dục con cái ngay từ khi còn nhỏ.
Chế độ học tập và nghỉ ngơi điều độ
Bố mẹ nên chú ý đến chế độ học tập, làm việc và nghỉ ngơi của con, đặt biệt trong giai đoạn phát triển vượt trội.
Không thể phủ nhận ý nghĩa của học tập nhưng thư giãn còn quan trọng hơn. Nâng cao chỉ số IQ không chỉ dừng lại ở việc nâng cao tri thức mà hơn thế nữa là những kỹ năng xã hội mà trẻ có thể tiếp thu qua các hoạt động ngoại khóa, vui chơi giải trí,..
Nếu không có một chế độ làm việc học tập và nghỉ ngơi đều đặn thì cả trí tuệ và thể chất của trẻ khó có thể đạt được như mong muốn.
Môi trường sống và phương pháp giáo dục cũng có tác động lớn đến quá trình phát triển trí tuệ của trẻ.
Rèn kỹ năng quan sát và phán đoán
Trong quá trình trưởng thành, trẻ sẽ luôn không ngừng tiếp nhận những cái mới từ cuộc sống, trẻ tò mò về mọi thứ và luôn không ngừng hỏi về nó.
Đây chính là thời điểm thích hợp để cha mẹ hướng dẫn con trẻ cách thức quan sát, phân tích và phán đoán mọi sự vật, tình huống. Học được cách quan sát và phán đoán tình huống sẽ giúp trẻ dần nâng cao chỉ số IQ. So với những bạn cùng trang lứa, những đứa trẻ thích tò mò sẽ phát triển trí thông minh và nhạy bén tốt hơn.
Rèn luyện thói quen đọc sách
Nếu những đứa trẻ thường xuyên đọc sách từ khi còn nhỏ thì sau khi lớn lên sẽ có được nền tảng gắn liền với sách từ đó việc trau dồi tri thức từ sách vở.
Xây dựng được thói quen đọc sách và biết cách chọn lọc sách không chỉ giúp ích cho kiến thức mà còn hỗ trợ rất nhiều cho việc cải thiện chỉ số thông minh của trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ có thể giúp con cải thiện chỉ số thông minh bằng cách dẫn con đến những nơi như thư viện hay bảo tàng.
Thư viện là kho tri thức vô cùng lớn, trẻ có thể tìm bất cứ cuốn sách nào muốn đọc. Vì vậy các bậc phụ huynh có thể đưa con đến thư viện và bắt đầu với một số cuốn sách có lợi cho việc phát triển chỉ số IQ của trẻ. Điều này có thể tạo ra một không gian học tập mới kích thích sự yêu thích tìm tòi của con.
Thường xuyên nghe nhạc
Nghe nhạc được xem là cách nhanh nhất để trau dồi nhận thức và trí thông minh cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Từng có rất nhiều kết quả thí nghiệm về những ảnh hưởng của âm nhạc Mozart đến con người. Kết quả cho thấy nhạc Mozart khiến hai bán cầu não của con người hoạt động cùng lúc khi nghe nhạc.
Nhiều thí nghiệm khác chỉ ra âm nhạc giúp tăng khả năng sáng tạo, đồng thời giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tập trung và cải thiện kết quả học tập. Ngoài ra, học nhạc cụ cũng giúp trẻ rèn luyện khả năng tự kiểm soát, phản xạ và ghi nhớ thông tin.
Bố mẹ nên chú ý đến chế độ học tập, làm việc và nghỉ ngơi của con, đặt biệt trong giai đoạn phát triển vượt trội.