Không phải đợi đến khi trẻ đủ tuổi đến trường, bố mẹ mới quan tâm đến vấn đề giáo dục trẻ những thói quen sinh hoạt hằng ngày. Ngược lại, nếu trước 1 tuổi mà trẻ có thể nắm vững và thực hành tốt, thì tương lai sẽ dễ dàng phát triển trong mọi mặt.
Trẻ sẽ “sở hữu” một sức khỏe tốt, khi có thể duy trì những thói quen có ích ngay từ khi còn nhỏ. Chẳng những giảm thiểu được khả năng mắc bệnh, mà còn tăng cường phát triển tư duy và các kỹ năng trong cuộc sống như kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng hành động,...
Để hình thành được những thói quen sinh hoạt tốt, trẻ cần phải trải qua thời gian rèn luyện kiên trì và cố gắng. Đồng thời, sự đồng hành để giáo dục và định hướng cho trẻ từ bố mẹ là rất quan trọng.
Bởi vì dưới 1 tuổi, nhận thức của trẻ chưa hoàn thiện để có thể tự giải quyết vấn đề. Tuy nhiên khả năng tiếp thu và bắt chước ở trẻ diễn ra rất mạnh mẽ. Dựa trên ưu điểm này, bố mẹ có thể dễ dàng hướng dẫn cho trẻ. Từ đó, trẻ sẽ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh, có 3 thói quen cơ bản mà trẻ càng được rèn luyện sớm càng tốt, đặc biệt là trước 1 tuổi. Bố mẹ cần lưu ý để giáo dục trẻ kịp thời, nếu không sau này sẽ rất khó khăn trong việc dạy dỗ và phát triển.
Ăn uống lành mạnh
Thói quen ăn uống lành mạnh nên được thiết lập cho trẻ trước 1 tuổi. Bởi vì sức khỏe là điều kiện cần để tạo cho trẻ một tương lai khỏe mạnh và bền vững. Hầu hết bố mẹ nào cũng đều mong muốn trẻ lớn lên phát triển toàn diện, với chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
Tuy nhiên, bố mẹ cần nhận định đúng với tư tưởng, lựa chọn món ăn cho trẻ không quan trọng bằng việc xây dựng cho trẻ nề nếp ăn uống lành mạnh.
Sở thích ăn uống trong từng giai đoạn phát triển của trẻ, sẽ khiến trẻ không có sự cố định trong các món ăn hằng ngày. Tuy nhiên, thói quen ăn uống sẽ gắn bó với trẻ suốt chặng đường khôn lớn. Bố mẹ tích cực rèn luyện cho trẻ ngay từ những bước phát triển đầu đời, sau này trẻ sẽ đỡ vất vả hơn.
Ngoài ra, thói quen ăn uống lành mạnh còn kéo theo những lợi ích đối với sức khỏe tinh thần. Khi trẻ có một nguồn năng lượng dồi dào, tinh thần của trẻ cũng sẽ trở nên phấn chấn và thoải mái hơn.
Ngược lại, nếu sức khỏe trẻ gặp vấn đề, trẻ sẽ mang trạng thái khó chịu, uể oải và ù lỳ. Điều này, hoàn toàn bất lợi cho sự phát triển của trẻ trong tương lai, nếu như bố mẹ vẫn để nó kéo dài.
Thói quen ăn uống lành mạnh từ nhỏ, giúp trẻ có một sức khỏe thể chất và tinh thần tốt.
Giấc ngủ chất lượng
Bên cạnh chế độ ăn uống, ngủ nghỉ cùng là điều kiện cần đối với trẻ nhỏ. Để đảm bảo sức khỏe của trẻ không gặp ảnh hưởng, dẫn đến việc mắc một số bệnh thì bố mẹ cần chăm sóc giấc ngủ cho trẻ cẩn thận. Đầu tiên là hình thành thói quen ngủ đủ giấc và đúng giờ.
Theo các bác sĩ, trẻ cần đảm bảo ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Nếu không thực hiện đúng, trẻ sẽ dễ có sự thay đổi lớn trong sức khỏe tinh thần, ví dụ như tính tình trở nên cáu gắt, chán ăn, sụt cân,...
Bắt đầu từ trẻ sơ sinh, bố mẹ không nên để trẻ ngủ một cách vô tội vạ. Mặc dù ngủ nhiều là đặc điểm phổ biến ở mọi đứa trẻ dưới 1 tuổi.
Tuy nhiên, nếu bố mẹ không có sự kiểm soát nhất định, giấc ngủ của trẻ sẽ không theo một trật tự, nề nếp nào. Và điều này sẽ nguy hại đến chất lượng giấc ngủ của trẻ và thói quen xấu trong tương lai.
Đặc biệt, một số hành vi không đúng đắn của bố mẹ, nếu không chỉnh sửa ngay từ bây giờ thì sẽ trực tiếp gây nên sự ảnh hưởng tiêu cực đối với thói quen ngủ nghỉ của trẻ, chẳng hạn như đung đưa trẻ sơ sinh, vỗ mông hoặc vuốt ve lưng trẻ thường xuyên,...
Bố mẹ cần hạn chế dỗ trẻ ngủ bằng cách đung đưa, bồng bế quá nhiều. Như vậy, trẻ sẽ hình thành thói quen phụ thuộc, không tốt cho vấn đề ngủ nghỉ của trẻ.
Nề nếp vệ sinh
Thông thường, trẻ đến 2 hoặc 3 tuổi thì trẻ mới kiểm soát tốt được vấn đề vệ sinh cá nhân, tiểu tiện hay đại tiện của mình. Tuy nhiên, thời gian có thể kéo dài hơn nếu như bố mẹ không giáo dục trẻ từ sớm.
Trên thực tế, bố mẹ có thể áp dụng biện pháp “âm thanh quen thuộc” để hình thành nhận thức về vấn đề vệ sinh cá nhân cho trẻ dưới 1 tuổi.
Cụ thể là khi mẹ thực hiện hành vi cho trẻ đi tiểu tiện hoặc đại tiện, mẹ có thể đồng thời phát ra “tín hiệu âm thanh ‘suỵt’” kéo dài và lặp đi lặp lại nhiều lần. Lúc này, trẻ sẽ hình thành phản xạ có điều kiện. Vì thế về sau, chỉ cần trẻ nghe âm thanh quen thuộc phát ra từ miệng mẹ, trẻ sẽ lập tức nhận thức được bản thân và thực hiện hành động đi vệ sinh.
Đối với trẻ từ 18 tháng trở lên, nếu trẻ đã có thể tự ngồi một cách cứng cỏi thì bố mẹ nên tập cho trẻ đi vệ sinh qua bô. Tuy nhiên, không nên để trẻ lạm dụng công cụ này quá mức, dẫn đến việc trẻ có thói quen phụ thuộc vào nó.
Vì vậy, bố mẹ hãy rèn luyện cho trẻ theo một nề nếp cụ thể trong vấn đề vệ sinh cá nhân, tránh tình trạng trẻ tiểu tiện hay đại tiện một cách “tùy ý”.
Khi trẻ có ý thức về vấn đề vệ sinh cá nhân, trẻ sẽ không đi vệ sinh một cách "vô tội vạ".