Sau khi em bé chào đời, bố mẹ sẽ rất quan tâm đến sự phát triển của trẻ, một số bố mẹ thiếu kinh nghiệm sẽ tỏ ra hơi lo lắng, nhưng trên thực tế, nếu bố mẹ làm tốt những điểm này thì có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ.
Các chuyên gia, bác sĩ khuyến khích bố mẹ nên kết hợp giữa sự siêng năng và "lười biếng", vì hầu hết em bé được nuôi dạy theo cách này sẽ có cơ hội tăng trưởng tốt hơn, trí não phát triển giúp bé thông minh hơn. Lưu ý rằng những gợi ý sau đây dành cho bố mẹ trong quá trình chăm sóc con cái, được khuyến nghị để tham khảo cho trẻ sơ sinh trước 6 tháng tuổi.
Bố mẹ nên "lười biếng" với 3 điều sau
"Lười" cho con uống nước
Sau khi em bé chào đời, sữa mẹ sẽ là lựa chọn tốt nhất cho trẻ. Lúc này, có thể nhiều ông bố bà mẹ sẽ vướng mắc, liệu trẻ chỉ bú sữa mẹ thì có bị khát không? Có nên cho con uống nước không? Tuy nhiên, trong vấn đề này thì bố mẹ có thể "lười biếng".
Bởi vì đứa trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu sau khi chào đời, nói chung không cần uống thêm nước, sữa mẹ 80% là nước, trẻ chỉ tập trung bú mẹ là đã có thể đáp ứng đủ nhu cầu nước hàng ngày. Nếu bố mẹ cho trẻ uống thêm nước, sẽ dễ chiếm dung tích dạ dày, từ đó làm giảm lượng sữa mẹ bổ sung vào trong cơ thể trẻ, điều này hoàn toàn không tốt cho sự phát triển của trẻ về sau.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt như nước tiểu của bé có màu vàng nhưng không kèm hiện tượng vàng da, hoặc mồ hôi tiết ra nhiều… thì vẫn cần bổ sung cho bé một ít nước. Bởi vì có thể, sữa mẹ tiết ra không kịp, mẹ bị tắt sữa nên bé bú chưa đủ lượng sữa, khiến nước tiểu cô đặc hơn.
Nước không thể thay thế hoàn toàn sữa mẹ, vì sữa mẹ là chất dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của bé.
"Lười" bế con thường xuyên
Trên thực tế, rất nhiều ông bố bà mẹ luôn mang cảm giác không an tâm về em bé sơ sinh của mình. Vì vậy mà túc trực 24/24, thậm chí là hình thành thói quen thích bế đứa trẻ dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tuy nhiên, mẹ nên cân nhắc xem ở tại thời điểm đó thì đứa trẻ có cần được ôm hay không.
Đôi khi trẻ thức dậy và nhìn quanh, nhưng không có dấu hiệu mè nheo, quấy khóc thì lúc này bố mẹ không cần phải vội vàng bế trẻ. Vì có thể là trẻ đang quan sát môi trường xung quanh, đó là tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Vậy nên khi trẻ chơi, bố mẹ đừng nên quá siêng năng mà hãy lười biếng, ít ôm hơn.
"Lười" cho con ăn bổ sung sớm
Bổ sung thức ăn bổ sung là việc lớn đối với bé, khi bé đến một giai đoạn nhất định thì sữa mẹ hay sữa bột không còn đáp ứng đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển cơ thể, nên việc bổ sung thức ăn bổ sung đã trở thành một chuyện đương nhiên.
Theo các chuyên giá, bác sĩ, sau 6 tháng mới bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung là giai đoạn phù hợp. Vì hầu hết trẻ sơ sinh sẽ ít mọc răng trước 6 tháng, và bé ăn chủ yếu bằng cách mút chứ không nhai nên không thích hợp để cho bé ăn dặm vào thời điểm này.
Thứ hai là sự phát triển đường tiêu hóa của bé trước 6 tháng chưa đủ trưởng thành, chưa có khả năng tiêu hóa hiệu quả các loại thức ăn, phải đến 6 tháng mới có nhiều men tiêu hóa trong dạ dày bắt đầu hoạt động.
Nếu cho trẻ ăn bổ sung trước 6 tháng, trẻ sẽ khó thích nghi hơn, khả năng dị ứng sớm với thực phẩm bổ sung sẽ cao hơn. Vì vậy, trong trường hợp này, bố mẹ càng lười biếng cho trẻ ăn thức ăn bổ sung thì sẽ càng tốt cho sức khỏe của đứa trẻ.
Việc bố mẹ cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi, sẽ có hại cho sức khỏe của bé.
Bố mẹ cần "siêng năng" với 4 điều sau
Chăm chỉ chạm vào đứa trẻ
Bố mẹ hãy vuốt ve trẻ sau khi tắm cho bé hàng ngày, thường là vuốt lưng, bụng trẻ và chạm vào bàn tay, bàn chân nhỏ của trẻ nhiều hơn. Bởi vì những bộ phận này là nơi tập trung nhiều dây thần kinh. Khi bố mẹ chạm vào, các dây thần kinh sẽ được kích thích và gửi tín hiệu đến não bộ, từ đó giúp cho não của trẻ sơ sinh có cơ hội được "tập thể dục" nhiều hơn.
Trên cơ thể trẻ có rất nhiều cơ quan cảm giác, khi được sờ vào trẻ sẽ cảm thấy rất vui vẻ. Vì trẻ có tâm trạng vui vẻ nên có thể quan sát xung quanh tốt hơn, và điều này sẽ có lợi hơn cho sự phát triển trí não của trẻ.
Khi bố mẹ chạm vào em bé thường xuyên, sẽ có thể kích thích các dây thần kinh xúc giác của trẻ.
Siêng năng tập thể dục cho trẻ
Giữa các bữa ăn, bố mẹ có thể đặt trẻ lên giường để rèn luyện các động tác lớn cho trẻ, từ từ có thể dạy trẻ lật khi trẻ được hơn ba tháng, và dạy trẻ ngồi dậy khi đứa trẻ được năm tháng tuổi.
Chỉ khi các vận động lớn của trẻ phát triển tốt, thì mới điều khiển được các vận động nhỏ, làm cho phạm vi hoạt động của trẻ rộng hơn, trẻ nhận được nhiều kích thích hơn, từ đó giúp trí não của trẻ phát triển một cách vượt trội.
Siêng năng tạo cơ hội để trẻ tự vận động
Nhiều bố mẹ hay dùng từ "khéo tay" để khen ngợi một đứa trẻ, và sự thật là tay trẻ càng khéo thì trí não càng phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, khi trẻ còn nhỏ bố mẹ nên tích cực cùng trẻ chơi các bài luyện ngón tay, hoặc tạo ra các tình huống như đặt đồ vật vào tay trẻ, để trẻ cầm nắm và vận động.
Nhờ vậy, các ngón tay, bàn tay trẻ sẽ có cơ hội để rèn luyện và chuyển động linh hoạt, nhuần nhuyễn hơn. Dần dần, khi trẻ có thể tự chơi với đồ chơi, hãy để trẻ tự lấy nó. Nếu đồ chơi bị vứt đi, bố mẹ cố gắng không giúp trẻ nhặt ngay mà hãy để trẻ tự nhặt, điều này có thể cải thiện rất nhiều kỹ năng vận động tinh của trẻ.
Trò chuyện với trẻ một cách siêng năng
Nhiều bậc bố mẹ nghĩ rằng, trẻ em không thể hiểu những gì người lớn nói. Nhưng trên thực tế, đây là quan niệm sai lầm. Bởi vì nếu đứa trẻ nghe thấy được giọng nói của mẹ khi đang khóc, trẻ sẽ nhanh chóng bình tĩnh trở lại, và đứa trẻ sẽ phát ra một số âm thanh vui vẻ, mỉm cười khi nhìn thấy mẹ, thậm chí tạo ra một số âm thanh lặp đi lặp lại, chẳng hạn như "aaa" hoặc các âm thanh khác.
Khi trẻ được 6 tuần đến 6 tháng tuổi, mắt trẻ sẽ đượ kích thích để nhìn vào nguồn phát ra âm thanh và khi giọng nói của người lớn thay đổi, trẻ sẽ phản ứng lại. Đứa trẻ bắt đầu học cách mỉm cười, và thậm chí tương tác với bố mẹ, tạo ra những âm thanh bập bẹ, cũng như một số âm thanh mạch lạc khác nhau, chẳng hạn như "bababa" và "mamama".
Vì vậy, trước khi trẻ được nửa tuổi, ngôn ngữ của trẻ đã thực sự phát triển. Để giúp trẻ rèn luyện và cải thiện kỹ năng ngôn ngữ tôn hơn, bố mẹ nên dành thời gian để tương tác, trò chuyện với con nhiều hơn.
Bố mẹ thường xuyên giao tiếp với trẻ sẽ thúc đẩy kỹ năng ngôn ngữ phát triển.