Thói quen là thứ có thể dễ dàng thay đổi khi con người còn trẻ và rất khó để thay đổi nếu bước vào độ tuổi trưởng thành. Vì vậy, giai đoạn trước 8 tuổi là thời điểm “vàng” để hình thành những thói quen tốt, ảnh hưởng lớn đến con đường phát triển của trẻ sau này, chẳng hạn như những thói quen sau:
1. Làm việc nhà
Việc nhà thường được không ít cha mẹ xem là chuyện nhỏ. Nhưng trên thực tế có một khoảng cách rất lớn giữa những đứa trẻ làm việc nhà và không làm việc nhà. Mục tiêu cuối cùng của việc để trẻ làm việc nhà không phải là để trẻ làm nhiều việc, mà là trau dồi khả năng làm nhiều việc của trẻ.
Những đứa trẻ biết làm việc nhà thường có xu hướng tự lập, biết cách tự chăm sóc bản thân. Quan trọng hơn, chúng có ý thức trách nhiệm cao trong gia đình và hiệu quả học tập cũng vượt trội.
2. Tuân thủ nguyên tắc
Trẻ em tuân thủ các quy tắc và nghi thức có thể phản ánh cách giáo dục của cha mẹ. Một đứa trẻ biết kiên nhẫn xếp hàng, biết dừng lại khi đèn đỏ, cúi đầu cảm ơn bác tài xế… đều là những đứa trẻ biết tuân thủ nguyên tắc.
Ngược lại, một số trẻ thích bạo lực, chửi thề, quậy phá nơi công cộng, coi thường cảm xúc của người khác…,thực sự sẽ gây khó chịu cho mọi người.
Đừng coi thường thói quen tuân thủ nguyên tắc từ nhỏ của trẻ, nó ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và tương lai của một đứa trẻ.
3. Cân bằng giữa việc học và vui chơi
Việc ham học hay ham chơi quá đều ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng chiều cao, giấc ngủ. Thời gian ngủ là lúc quá trình tiết hormone tăng chiều cao mạnh nhất, nếu không biết cân bằng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao của trẻ sau này.
Theo một nghiên cứu của Đại học Oxford, những đứa trẻ ngủ sớm từ lúc 2 tuổi có nguy cơ mắc các vấn đề về sự tập trung thấp hơn 62% so với những đứa trẻ ngủ muộn ở cùng độ tuổi.
Ngoài ra, không cân bằng giữa việc học và chơi ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Một cuộc khảo sát chỉ ra rằng, 46% trẻ em thiếu ngủ sẽ có hệ miễn dịch kém, thường bị cảm lạnh. 40,5% trẻ sẽ bị suy nhược thần kinh hoặc trầm cảm. 36,5% trẻ sẽ bị béo phì.
4. Từ ngữ và hành động có nguyên tắc
Một đứa trẻ hiểu rõ những quy tắc cư xử với người khác thể hiện sự giáo dục tốt của gia đình và tính cách của bản thân. Phải mất rất nhiều thời gian để hướng dẫn trẻ hiểu được những quy tắc trong lời nói lẫn hành động. Nếu trẻ học được điều này, tương lai sẽ có những mối quan hệ tốt với mọi người trong cộng đồng.
5. Yêu thể thao
Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, chơi cũng là một hành động mang tính luyện tập thể thao. Cha mẹ có thể cho trẻ chạy bộ ngoài trời, chơi đá bóng, bơi lội… Khi trẻ hơn 6 tuổi, cha mẹ nên khuyến khích trẻ chọn cho mình 1 hoặc 2 môn thể thao để tập trung phát triển. Nếu kiên trì, cha mẹ sẽ nhận được những bất ngờ sau vài năm.
6. Thích suy nghĩ tư duy
Nuôi dưỡng một đứa trẻ thích suy nghĩ, có niềm đam mê khám phá mọi thứ là điều cực kỳ tốt. Cha mẹ hãy chú ý đến những câu hỏi mà con cái thắc mắc. Đây chính là lúc trẻ đang học tập và tò mò về mọi thứ xung quanh. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên thường xuyên hỏi ý kiến của con mình, để chúng có thể chủ động bày tỏ ý kiến cá nhân. Khi trẻ có thể suy nghĩ và thể hiện sự độc lập trong lời nói lẫn hành động, tương lai của chúng sẽ rất tươi sáng.
7. Đọc sách
Thời điểm trẻ còn nhỏ là giai đoạn quan trọng để nuôi dưỡng thói quen đọc sách. Sách ảnh hưởng rất tích cực với tính cách, thái độ sống của trẻ sau này. Hiện tại, xung quanh trẻ có quá nhiều thiết bị điện tử, trẻ thường dành nhiều thời gian của mình cho điện thoại di động, ti vi, điều đó thực sự gây ra nhiều hậu quả xấu cho trẻ. Trước 8 tuổi là thời điểm cực kỳ tốt để phát triển thói quen đọc sách của trẻ, vì vậy cha mẹ đừng bỏ lỡ giai đoạn này.
Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/truoc-8-tuoi-dung-bo-lo-thoi-gian-vang-phat-trien-7-thoi-qu...Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/truoc-8-tuoi-dung-bo-lo-thoi-gian-vang-phat-trien-7-thoi-quen-nay-o-tre-d466778.html