Với những gia đình có con nhỏ, đồ chơi là thứ không thể thiếu để trẻ vui chơi đồng thời kích thích tính sáng tạo, trí mò mò, khám phá. Tuy nhiên đôi khi đồ chơi cũng là mầm mống gây bệnh cho trẻ vì chúng có chứa quá nhiều vi khuẩn. Cha mẹ nên làm sạch đồ chơi cho con định kỳ để bảo vệ sức khỏe cho con.
Mới đây hình ảnh mẹ 3 con - diễn viên Vân Trang đang phơi đồng đồ chơi của các con trong sân biệt thự rộng 1.000m2 của gia đinh ở Quận 7, TP.HCM có thể khiến nhiều người bật cười. Đặc biệt những bà mẹ bỉm sữa nhìn là hiểu luôn hành động của Vân Trang nhằm mục đích gì.
Vân Trang thường xuyên vệ sinh đồ chơi cho các con. Đồ nhựa sẽ được rửa sạch với nước còn búp bê thì còn phải tắm gội, sấy khô...
Sau đó cô sẽ sắp xếp gọn gàng lên các kệ gỗ. Các kệ gỗ sẽ được lau tỉ mẩn bằng tay.
Nhà cô có 3 con gái nên số lượng nhiều gấp 3 gia đình bình thường.
Bởi gia đình có tới 3 trẻ nhỏ nên bà mẹ cũng phải sắm lượng đồ chơi không hề ít. Vì thế mỗi lần dọn dẹp vệ sinh đồ chơi cho các con, Vân Trang cũng không hề nhàn nhã. Cô phải gom đồ chơi và rửa, phơi đồng loạt. Bà mẹ luôn cố gắng là người tự làm những việc này để đảm bảo an toàn cho con.
Thực tế hầu hết trẻ nhỏ đều thích đưa mọi thứ vào miệng, đặc biệt là đồ chơi. Đây là một hành động bản năng nhưng cũng là một cột mốc phát triển quan trọng của bé. Việc ngậm các đồ vật trong tầm tay của trẻ giúp trẻ thực hiện 2 mục đích sau:
Thứ nhất, thông qua hoạt động này bé sẽ có những nhận thức đầu tiên về cơ thể bé.
Thứ hai, với trẻ nhỏ, mọi thứ đều vô cùng mới mẻ, hấp dẫn và đều khiến bé muốn tìm tòi, khám phá. Bé thích cầm, bóp, xoay, ném, gõ để xem đồ vật đó có phát ra tiếng động hay không, và nó mang lại cảm giác gì khi tiếp xúc…Kì cục hơn, bé còn muốn bỏ các món đồ chơi vào miệng để nếm nữa đấy.
Khoa học giải thích rằng phạm vi trong miệng trẻ có nhiều dây thần kinh hơn so với những bộ phận khác. Bởi vậy, nếu như trẻ thực sự muốn nếm xem hoặc muốn biết rõ hơn về bất cứ một thứ gì đó, bé sẽ không ngần ngại mà cho cả vào trong miệng để cảm nhận, thăm dò những đồ vật xung quanh.
Trẻ nhận được rất nhiều thông tin thông qua việc gặm đồ vật: cảm giác về sự nóng, lạnh, mềm, cứng, chua, ngọt, đắng, cay…và những cảm giác này sẽ trở thành kinh nghiệm, được trẻ ghi nhớ và lưu giữ vào trong não bộ. Kinh nghiệm càng nhiều, càng phong phú thì càng có lợi cho việc thúc đẩy sự phát triển não bộ của trẻ.
Ảnh minh họa
Vì thế cha mẹ cần vệ sinh đồ chơi thường xuyên và đúng cách:
Đồ chơi nên được vệ sinh tối thiểu 2 lần một tuần. Với những món đồ chơi bé thường xuyên thích cho vào miệng thì sau khi kết thúc 1 ngày nên vệ sinh lại cho sạch sẽ. Thùng đựng hay khay đựng đồ chơi cũng phải được đảm bảo tránh bụi bặm, cáu bẩn. Nên sử dụng nước lọc để rửa kĩ nhiều lần và mang phơi nắng để đồ chơi khô tự nhiên vì ánh nắng mặt trời sát khuẩn rất tốt.