Cây linh sam hay còn gọi là cây ba chia, cây sam núi, có nguồn gốc từ châu Á với nhiều giống loài khác nhau, mang ý nghĩa biểu trưng cho sự thịnh vượng và giàu sang, phú quý. Sau này, cây được nhiều người thuần hóa, đem trồng, nhờ có tay cành dẻo, dễ uốn tạo dáng vô cùng đẹp.
1. CÁCH TRỒNG CÂY LINH SAM
Xét về giá trị thì cây vô cùng có giá trị, có cây có thể lên đến hàng trăm triệu đồng và được rất nhiều tay chơi cây cảnh săn đón. Gốc là một cây mọc hoang nên sức sống của linh sam rất tốt lại khá dễ trồng, sống tốt được cả ngoài nắng lẫn trong bóng râm, chịu đựng được nhiều môi trường khắc nghiệt.
Nếu biết cách và khéo léo, có thể dễ dàng sở hữu một chậu linh sam cảnh để trang trí nhà vườn, thỏa mãn thú vui.
1.1 Trồng linh sam trong chậu
Với cách trồng này, người trồng có thể dùng đất hay cát cây vẫn sống tốt. Khi trồng, nên chọn loại chậu có lỗ thoát nước hoặc đặt thêm một vài viên sỏi cho nước không bị ứ lại làm thối rễ cây.
Cây linh sam có sức sống rất tốt lại dễ trồng.
Ban đầu, cho đất hoặc cát vào chậu trồng cây, lắc nhẹ để cát nén xuống chặt phần gốc. Sau đó đem chậu ra chỗ có nhiều ánh nắng để cây quang hợp cũng như tưới nước thường xuyên để giữ đất luôn ẩm. Khoảng 1 tháng sau là cây sẽ mọc ra chồi mới và 5 tháng sau đã có thể thay đất và tiến hành uốn tỉa.
1.2 Trồng cây linh sam ra đất
Tùy sở thích của mỗi người mà họ sẽ chọn trồng cây ra đất vì muốn cây phát triển to khỏe, hoặc trồng để làm cây giá thể sau này tạo thế cho cây bonsai.
- Khi trồng, lấy cát đắp thành một ụ rồi trồng trên nền xi măng. Và cũng lưu ý là chọn trồng ở vị trí thoáng mát, có ánh nắng mặt trời, đồng thời tưới nước định kỳ cho cây.
- Một khi cây đã đạt rễ mầm dài 40cm thì cần lấy vòi xả hết cát ở rễ cây để mang cây ra trồng ở dưới đất bình thường.
1.3 Trồng linh sam để nguyên bầu
- Cây con mới mua về, bạn sẽ không rạch bầu đi mà để nguyên như thế
- Dùng gạch quay thành một ô đất vừa bầu cây, rải một lớp đất dày chừng 3cm rồi đặt bầu cây lên trên, sau đó lấy cát lấp đầy xung quanh, đổ cao hơn bầu đất của cây chừng 3cm nữa.
- Trong lần đầu tưới cây phải tưới thật đẫm nước, còn những lần sau nên tưới đều đặn hằng ngày kết hợp dùng bình xịt phun sương cho ướt thân cây.
2. CÁCH THAY ĐẤT CHO CÂY LINH SAM
Bởi chậu cây hay bầu đất khá nhỏ hẹp, lượng dinh dưỡng không đủ và cạn kiệt sau một thời gian trồng nên cây sẽ chững lại, không tươi tắn và tươi xanh, nghĩa là đến lúc cần thay đất cho cây. Nên thay đất cho cây vào mùa xuân hoặc trước khi mùa mưa đến, thời điểm mà cây đã đâm chồi, mọc lá non.
Khi thay đất, nên dùng dụng cụ để xắn từ từ phần đất ngoài rìa đến vào trong, thành một bầu đất đẹp. Tiến hành cắt bỏ phần rễ lớn và chỉ nên để lại rễ non và các cành, nhánh để cây trông gọn gàng hơn.
3. CÁCH CHĂM SÓC CÂY LINH SAM
3.1 Chế độ nước
Nên biết, linh sam rất ưa nước, có nhu cầu lượng nước lớn nên đảm bảo rằng bạn đã tưới nước đủ cho cây. Dĩ nhiên, không nên khiến cây không bị ngập úng.
3.2 Chế độ dinh dưỡng
Cây linh sam “dễ tính” nên trồng ở đâu, địa hình như thế nào, đất dù cằn cỗi, ít dưỡng chất thì cây vẫn có thể sinh trưởng, bộ rễ vẫn đâm mọc dài ra. Trong qua trình nuôi cây, cũng không cần phải cung cấp nhiều dinh dưỡng, chỉ khi cây bắt đầu ra hoa thì bổ sung ít kali để cây cho hoa to, đẹp là được.
3.3 Bón phân cho cây
Phân làm giàu thêm đất trồng, giúp cây phát triển tốt hơn. Nên định kỳ 1 – 2 tháng bón phân cho cây để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây. Theo đó, tùy thuộc vào từng đợt bón thúc mà khối lượng phân bón cũng sẽ khác nhau. Thông thường thì trung bình mỗi đợt bón từ 5-10g NPK 20;10;10 và 30g Compomi.
4. ĐẶC TRƯNG CỦA CÂY LINH SAM
Hiện nay, linh sam ở nước ta cũng khá phổ biến. Giống cây đẹp nên càng ngày càng được nhiều người yêu thích.
Là cây thân gỗ mềm dẻo, trên cành có những gai nhọn, lá xanh bóng, ở giữa có gân lá nổi rõ. Lá cây nhỏ, mọc rất nhiều ở nhiều cành, nhánh. Linh sam thường có 3 màu chính là trắng, tím và hồng nhạt. Song phổ biến và được nhiều người yêu thích hơn cả vẫn là linh sam hoa tím.
Hoa thường sẽ mọc từng chùm ở đầu cành, có lớp vỏ bọc bảo vệ bên ngoài và cuống hoa dài chừng 1cm.
Thân cây có vẻ xù xì, khô khan, trông như hóa thạch đã chết nhưng bên trong lại tồn tại một sức sống vô cùng mãnh liệt. Cũng chính vì điều này mà linh sam được chú ý nhiều hơn. Bộ rễ khỏe mạnh có thể xuyên qua các lớp đất đá cứng để hút dinh dưỡng và khoáng chất nuôi cơ thể cây.
Cành của cây linh sam rất dẻo dai nên người nghệ nhân có thể uốn theo ý mình và cây sinh trưởng, phát triển theo hướng đó. Nếu cây được uống càng khéo, dáng càng đẹp lạ và đúng ý thích của người chơi thì giá linh sam khá cao.
Trong phong thủy, cây linh sam được xem là mang dáng dấp của một người quân tử, là một kẻ bất khả chiến bại. Nên nếu trong nhà có linh sam, gia chủ sẽ được bảo vệ, xua đuổi tà khí, cũng như mang lại những điều tốt, tài vượng.