1. Cánh cửa
Các giá mặt sau cửa là nơi ấm áp nhất trong tụ lạnh. Vì vậy, những thực phẩm để ở nơi đó nên là các mặt hàng lâu hỏng như mù tạt, mayonnaise, nước tương, dưa muối, tương ớt,...Ngoài ra còn có thể đựng các loại mứt, dầu thực vật, nước ép trái cây. Đây là những loại thực phẩm không cần nhiệt độ quá lạnh do mức độ cao của dấm, đường, muối và chất béo. Lưu ý rằng, cần tránh việc để trứng hay sữa ở ngăn này. Thay vào đó, hãy để chúng ở nơi lạnh hơn trong tủ.
2. Ngăn trên cùng
Ngăn này dùng để đựng những thực phẩm cần ướp lạnh nhưng không quá lạnh như bia hay nước ngọt, salad. Chúng cũng phù hợp để bảo quản thức ăn thừa. Tuy nhiên, nhớ bọc thức ăn cẩn thận trong hộp hoặc bằng màng bọc thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh để tránh vi khuẩn lây lan.
3. Ngăn giữa
Kệ ngang tầm mắt là nơi có nhiệt độ vừa phải nhất trong tủ lạnh. Tốt nhất bạn nên cho các loại thực phẩm tươi sống ở ngăn này. Bạn nên mua nhiều hộp nhựa để bảo quản và phân loại những loại đồ ăn này, tránh gây ô nhiễm.
4. Ngăn dưới
Ngăn cuối cùng cũng là vị trí lạnh nhất trong tủ lạnh dùng để chứa thịt sống. Đối với thực phẩm này, bạn nên để vào hộp hoặc trong khay để tránh nhỏ nước ra tủ lạnh cũng như các thức ăn khác. Sữa sẽ được chứa ở kệ dưới cùng ở phía sau. Đây là nơi tối và lạnh nhất của tủ lạnh.
5. Ngăn đựng rau
Khay kín trong tủ lạnh với nhiệt độ vừa phải được thiết kế để đựng trái cây, rau củ. Tuy nhiên một số loại như táo, lê, dưa đỏ, đào,...phát ra khí ethylene. Khí này sẽ ảnh hưởng xấu để các loại rau quả nhạy cảm với ethylene khác như bông cải xanh, măng tây, cà rốt, dưa chuột, cà tím, đầu xanh, rau diếp,...Do vậy, các loại quả chứa nhiều ethylene nên để ở nhiệt độ phòng cho đến lúc chín rồi mới cất vào trong hộp và chuyển vào tủ lạnh.