Kỹ thuật trồng hoa hồng ngoại để phù hợp với điều kiện ở Việt Nam không phải là khó bởi nhiều loại hoa hồng ngoại có khả năng sống ở nhiều điều kiện khác nhau.
Hầu hết các giống hoa hồng ngoại đều có nguồn gốc từ châu Âu nên chúng sinh trưởng và phát triển tốt trong khí hậu mát mẻ. Khi được trồng, nhân giống và thuần hóa tại Việt Nam, cây cũng có nhiều sự biến đổi nhất định. Hơn nữa, biên độ nhiệt giữa các mùa tại nước ta có sự chênh lệch quá lớn (mùa Hè nắng nóng đỉnh điểm nhiệt độ lên tới 40 độ C mùa Đông lại giảm sâu xuống 5 độ) nên để lại nhiều dấu ấn thay đổi trên bông.
Để cây sống tốt và ra hoa bạn cần lưu ý những điều sau:
1. Chọn giống rất quan trọng
Đầu tiên là việc chọn giống hoa hồng, có rất nhiều giống hoa hồng, giống khác nhau cho tác dụng hoa khác nhau, ví dụ giống hoa hồng thu nhỏ, có thể trồng vào lọ hoa nhỏ. Loại này thích hợp hơn để đặt trên lan can ban công, hoặc trong phòng khách trước cửa sổ, hoặc bên cạnh bàn làm việc gần cửa sổ. Hoa hồng thơm cho vùi như nước hoa, hay hoa hồng leo sẽ mang tới bạn một hàng rào đẹp như cổ tích.
2. Kỹ thuật trồng cây hoa hồng ngoại
Kỹ thuật trồng cây hoa hồng ngoại có thể áp dụng bằng hai cách là giâm cành hoặc ghép mắt. Dù áp dụng phương pháp nào cũng đều rất đơn giản và cho hoa nở to, rực rỡ. Tuy nhiên việc giâm cành hay ghép mắt còn tùy thuộc vào giống hoa hồng bạn chọn.
Nếu bạn chọn phương pháp ghép mắt hồng ngoại vào gốc hồng dại bản địa khỏe mạnh để nuôi mầm hồng ngoại. Vì giống hồng dại bao giờ cũng có cơ hội sinh trưởng và phát triển mạnh hơn nên để cây hồng ngoại phát triển tốt cần chú ý gốc cây thường xuyên, cắt ngay các mầm hồng dại từ khi mới nhú cho đến khi cây được 4-5 năm tuổi để đảm bảo mắt, mầm hồng dại không còn cơ hội phát triển.
3. Cây ưa ánh sáng chan hòa
Hoa hồng ngoại là cây ưa ánh nắng chan hòa, rực rỡ, nếu trồng trong không gian ít nắng, cây sẽ teo tóp, chậm phát triển hoặc là hoa không to và màu không đẹp. Trường hợp này, hoa hồng ngoại cần chăm sóc nhiều hơn, thường xuyên bón phân hữu cơ, phân sinh học dạng nước 5 ngày/1 lần, tưới nước đủ ẩm cả sáng và chiều. Khi cây ra nụ, bón thêm phân kali để hoa ra màu đẹp hơn. Khi cây cao 1.5m, tiến hành bồi thêm giá thể vào chậu, chăm sóc và bón phân như các bước trên.
4. Cắt tỉa hồng
Nên cắt tỉa hoa hồng, đặc biệt là hoa hồng trồng trong chậu, vì không gian hạn chế và chất dinh dưỡng không được đầy đủ nên việc cắt tỉa có thể làm giảm lượng dinh dưỡng không cần thiết, đồng thời giúp cây đẹp hơn và ra hoa liên tục. Nếu không, không những khả năng ra hoa bị suy yếu mà còn giảm khả năng kháng bệnh.
5. Phòng bệnh
Trồng hoa hồng ngoại thường gặp các loại sâu bệnh như nấm, bọ trĩ và nhện đỏ. Bệnh này có thể dùng một số loại thuốc phổ biến đặc hiệu có bán trên thị trường rất nhiều dành cho các loại hoa. Khi mua cần nói rõ diệt loại sâu bệnh gì sau đó tiến hành phun 20 ngày/lần.
Nguồn: https://giadinh.net.vn/chau-hoa-hong-ngoai-lau-khong-no-chi-can-5-thao-tac-nho-nay-co-t...Nguồn: https://giadinh.net.vn/chau-hoa-hong-ngoai-lau-khong-no-chi-can-5-thao-tac-nho-nay-co-the-thu-hoach-ca-vuon-172220520110345348.htm
Nhà - Vườn