Trồng cây trong nhà không có gì là quá mới mẻ nhưng để có một mô hình phù hợp với diện tích chật hẹp và đa dạng trong không gian kiến trúc lộn xộn, kiến trúc nhà ống, nhà mỏng, nhà méo ... thì quả thật không đơn giản.
Ngoài việc đáp ứng các tiêu chí về không gian, ai cũng muốn có một mô hình khoa học, tiên tiến nhằm đảm bảo đạt hiệu suất cao nhất, chất lượng của nông phẩm cũng như tiết kiệm tối đa về phân bón, nước tưới, công chăm sóc và rẻ về giá thành.
Anh Phạm Trung Tuấn (Cầu Giấy, Hà Nội) là một họa sĩ tự do, yêu thích thiên nhiên và ham mê tìm hiểu, thực nghiêm, cải tiến các kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt. Anh đã có một thiết kế độc đáo ứng dụng trên ý tưởng về “tháp rác trồng rau” đã được ứng dụng rộng rãi. Mô hình trồng cây bằng ống nhựa PVC đã phần nào đáp ứng được các tiêu chí nói trên.
Tác giả với những cây su hào trồng trên tháp
Anh Tuấn cho biết mô hình “tháp trồng cây” bằng ống nhựa PVC được làm rất đơn giản khi sử dụng những vật liệu phổ thông, vật liệu tái chế để giảm thiểu tác hại với môi trường. Hơn nữa, các gia đình đều có thể dễ dàng chế tạo, phù hợp với điều kiện của mọi địa phường, phù hợp với khả năng tự phát triển trong quy mô nhỏ lẻ, gia đình cũng như khi sản xuất đại trà.
Chuẩn bị vật liệu:
- Máy khoan điện cầm tay.
- Mũi khoan gỗ đường kính 20mm, 12mm, 3mm
- Máy cưa cầm tay (máy sọc).
- Máy thổi khí nóng dùng điện hoặc đèn khò.
- Thước rút, thước góc 90 độ, com pa thước kẻ dài 1.5m, dũa, mũi vạch …
- Ống nhựa PVC đuòng kính ngoài 200mm (độ dài tùy theo thiết kế).
- Vỏ thùng sơn 18L: 01 cái.
- Đá dăm 1 x 2cm 2/3 thùng (18 L).
- Ống nhựa nhỏ (loại hay dùng sục khí bể thủy sinh) 50 cmCút nối thẳng bằng nhựa (cho loại ống trên).
Hướng dẫn các bước thi công qua ảnh với thiết kế mẫu tháp có kích thước:
D = 200mm
H= 1330mm
Số lượng hốc trồng cây = 30 (06 hàng ngang x 05 hàng dọc) và một bề mặt thoáng trên cùng (tương đương 05 vị trí hốc).
Cắt ống vuông góc hai đầu theo độ dài thiết kế. Chia chu vi ống thành 10 phần bằng nhau sau đó kẻ mười đường thẳng theo chiều dọc.
Trên những đường thẳng dọc đánh dấu các vị trí để thực hiện khoan lỗ với khoảng cách tùy theo thiết kế (trong truòng hợp này là hoảng cách 150 mm giữa các tầng tháp).
Khoan lỗ theo vị trí đã được lấy dấu. Lưu ý: Phần chân tháp khoan lỗ nhỏ hơn (12 mm, phần trrên để tạo hốc khoan lỗ 20 mm). Khoảng cách giữa các lỗ thoát nước ở phần chân tháp bằng 70 mm
Dùng máy cưa cắt nối hai lỗ khoan theo đường thẳng cách một ô một và so le nhau sau mỗi hàng.
Dùng máy thổi khí nóng làm mềm nhựa sau đó định hình bằng một thanh dưỡng bằng gỗ đuọc chế tác hình thù theo thiết kế sau đó làm nguội bằng nước lạnh.
Một hốc đã được gia công hoàn chỉnh.
Tạo tấm lót đáy tháp bằng miếng nhựa cắt ra từ nắp thùng sơn với những lỗ thoát nước , bỏ lọt và vừa vặn phia trong ống.
Cắt ở phần chân tháp để tạo những điểm giữ tấm lót bằng nhựa (15 x 25mm). Cắt những đường ngắn song song ở phần chân tháp để tạo những điểm giữ tấm lót bằng nhựa (15 x 25mm) sau đó uốn bằng nhiệt và làm nguội bằng nước lạnh.
Cài miếng nhựa vào đáy tháp.
Khoét nắp thùng sơn bằng cưa sọc. Sau đó lắp nắp thùng vào chân tháp.
Kiểm tra nắp và chân tháp thấy vừa vặn, chặt chễ, đồng tâm là đạt yêu cầu. Sau đó đặt tháp vào thùng chỉnh chuẩn đồng tâm và phương thẳng đứng. Dùng đá dăm chèn chặt, nhiều hay ít phụ thuộc vào độ cao, thấp của tháp miễn sao đảm bảo đủ trọng lựơ để giữ tháp chắc chắn không đổ là được.
Sau khi kiểm tra lần cuối về độ đồng tâm và phương thẳng đứng, tiến hành đóng thật chặt nắp thùng, lắc và gõ nhẹ đều tay cho đá dồn thật chặt giữ chân tháp, tiến hành nạp giá thể và trồng cây (hình bên trái).Nhớ khoan một lỗ đuòng kinh khoảng 4-5mm trên thân thùng cách đáy khoảng 70 mm, cắm cút nối vào để gắn ống nhựa dẫn nước vào vật chứa nếu tưới thủ công hoặc gắn vào hệ thống tưới tự động ...
Mô hình được thiết kế phù hợp với phương pháp tưới hồi lưu bán thủy canh nhầm tiết kiệm tối đa phân bón, nước tưới cũng như công chăm sóc. Có thể dùng các hệ thống tưới tự động, bán tự động hoặc thủ công.