Cây vạn tuế hay còn được gọi là cây chuối lửa, có tên khoa học là Cycas revoluta, thuộc họ Cycadaceae – Thiên Tuế. Thân có hình trụ vàng, sần sùi và cao khoảng 2-4m nếu trồng trong điều kiện tự nhiên. Lá cây mọc đối xứng, phiến lá nhẵn có màu xanh đậm, cứng và nhọn.
Tại sao nói cây vạn tuế biết “đẻ trứng vàng”?
Người xưa nói: “Vạn tuế ngàn năm nở hoa, vạn năm đâm chồi nảy lộc”. Câu nói này khá khoa trương nhưng cũng phản ánh một điều rằng, cây vạn tuế phát triển tương đối chậm, hiếm khi nở hoa. Cho nên, loại cây này mới được đặt tên là vạn tuế.
Đây là loại cây sống rất lâu năm, thậm chí ở khu di tích lịch sử đền Hùng (Phú Thọ) còn ghi nhận cây vạn tuế trên 800 năm tuổi. Thông thường, phải mất từ 10-20 năm cây mới có thể ra hoa.
Hoa vạn tuế có 2 loại là hoa đực và hoa cái. Trong đó, hoa đực trông gần giống như bắp ngô, còn hoa cái giống hình bán cầu, bên ngoài phủ lớp lông màu trắng hơi ngả vàng.
Sau khi hoa tàn cây sẽ ra quả, mọc thành từng chùm sai trĩu quả. Quả có vỏ ngoài mềm, nhưng hạt lại lại rất cứng. Bên ngoài có màu vàng, cam đỏ trông giống như quả trứng vàng, bên trong thịt có màu trắng.
Chính vì hiếm, nên loại quả này có mức giá tương đối cao. Tại Trung Quốc, quả vạn tuế được bán với giá dao động từ 400.000 – 600.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, quả vạn tuế không thể ăn sống vì chứa độc tố. Nhưng, độc tố này sẽ biến mất khi được nấu chín, nên người ta hay phơi khô chúng dưới trời nắng to rồi mới đem đi chế biến thành món ăn. Khi ăn có vị bùi bùi giống hạt dẻ.
Loại quả này còn có giá trị y học nhất định như long đờm, giảm ho, khó tiêu, kiết lị, viêm phế quản, bảo vệ dạ dày và lá lách.
Ý nghĩa của cây vạn tuế trong phong thủy
Cây vạn tuế là cây cảnh phong thủy, có tuổi thọ cao nên loài cây này tượng trưng cho sự trường thọ, vĩnh cữu. Chính vì vậy nhiều người tặng cây vạn tuế mini vào ngày thượng thọ như một món quà với mong ước người đó sống lâu trăm tuổi, bách niên giai lão.
Nhiều người cũng cho rằng, trồng cây vạn tuế trong sân vườn nhà có tác dụng cân bằng âm dương, giúp trấn trạch và xua đuổi tà mà, những điều xui xẻo ra khỏi nhà. Có như vậy gia đạo mới bình an, gia đình yên ấm, hạnh phúc, gia chủ ăn nên làm ra, công việc thuận buồm xuôi gió, con cháu đời đời hưởng phúc.
Đây là cây phong thủy nên bất kỳ ai cũng có thể trồng được, nhưng hai mệnh hợp nhất để trồng cây vạn tuế là mệnh Mộc và mệnh Thủy. Xét về tuổi thì người tuổi Sửu cầm tinh con trâu là hợp nhất. Những người thuộc tuổi, mệnh này trồng cây vạn tuế trong nhà có thể tăng vượng khí, kích tài kích lộc, mọi chuyện từ công việc tới tình duyên đều thuận lợi, suôn sẻ.
Cách chăm sóc cây vạn tuế để cây đơm hoa kết quả, gọi lộc vào nhà
Cây vạn tuế có sức sống mãnh liệt, dễ trồng và dễ chăm sóc. Tuy nhiên, để cây có cơ hội đơm hoa kết quả thì bạn cần chú ý những điều sau:
- Đất trồng: Cây vạn tuế không kén đất trồng, nhưng để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất thì bạn nên trồng cây bằng hỗn hợp đất thịt gồm đất, xỉ than, tro trấu, phân chuồng hoai mục.
- Ánh sáng: Cây vạn tuế ưa ánh sáng, có thể trồng ngoài ban công, sân vườn. Nhưng vào mùa hè khi ánh nắng mặt trời quá gay gắt, bạn cũng nên che nắng cho cây để tránh bị cháy lá.
- Tưới nước: Loại cây này có khả năng chịu hạn tốt, không cần tưới nhiều nước, 3-5 ngày tưới nước 1 lần là được. Nhưng trong thời kỳ sinh trưởng cao điểm vào mùa hè, nên tưới nước 2-3 ngày/lần.
- Bón phân: Trong thời kỳ sinh trưởng, nên bón phân 1-2 lần/tháng và phân urê là thích hợp hơn cả. Bạn cũng có thể dùng nước vo gạo ủ lên men để tưới cho cây.
Nguồn: