tên lửa đẩy PSLV - C25 của Ấn Độ đưa tàu vũ trụ Mars Orbiter Mission lên sao Hỏa. Ảnh: ISRO. |
Trong một sự kiện tại thành phố Pune, A S Kiran Kumar, chủ tịch Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) bày tỏ hy vọng có thể đẩy tổng số lượt phóng vệ tinh hàng năm lên mức 18, IB Times hôm nay đưa tin.
Theo Spaceflight Now, số lượt phóng vệ tinh trên toàn thế giới năm 2014 là 92, trong đó Nga, Mỹ và Trung Quốc chiếm hơn 80 %. Nga hoàn thành 36 lượt phóng vệ tinh lên quỹ đạo Trái Đất, Mỹ xếp sau với 23 lượt, tiếp đến là Trung Quốc với 16 lượt.
ấn độ đang nhắm đến đi đầu trong các chương trình vũ trụ với dự án nghiên cứu vành nhật hoa của mặt trời và đổ bộ lên Mặt Trăng năm 2020, bên cạnh nhiệm vụ trên sao Hỏa.
Isro sẽ sớm phóng 5 vệ tinh cho Singapore, sử dụng phiên bản cao cấp của tàu đẩy vệ tinh cực (Polar Satellite Launch Vehicle). Ngoài ra, vệ tinh nghiên cứu Mặt Trời của Ấn Độ, Aditya-1, sẽ khởi hành trong năm 2018 - 2019 và tiến hành các quan sát ở điểm Lagrangian-1 cách Trái Đất 1,5 triệu km.
Vệ tinh liên lạc GSAT-15 mới được Ấn Độ đưa vào quỹ đạo. Ảnh: ISRO. |
Hiện tại, 29 vệ tinh của Ấn Độ đang hoạt động trên quỹ đạo. Kumar cho biết, Hệ thống vệ tinh dẫn đường khu vực (Indian Regional Navigation Satellite System) sẽ hoàn thiện vào tháng 3/2016. Trong khi đó, tàu vũ trụ Chandrayaan-2 sẽ phóng lên Mặt Trăng giữa năm 2017 và 2018, mang theo thiết bị tự hành để hoạt động 14 ngày trên bề mặt hành tinh. Một nhóm nghiên cứu cũng đang tìm hiểu khả năng tiến hành nhiệm vụ trên sao Kim hoặc các thiên thạch.
Tàu vũ trụ Mars Orbiter Mission (MOM) của Ấn Độ rời Trái Đất vào tháng 11/2013 và tiến vào quỹ đạo sao Hỏa trong tháng 9/2014 nhằm nghiên cứu bầu khí quyển hành tinh. MOM đang hoạt động tốt ngoài dự kiến với 5 thiết bị khoa học và liên tục truyền về hàng nghìn gigabyte dữ liệu.
Phương Hoa