Theo new york Times, đoạn video xuất hiện lên mạng hôm 9/11, cho thấy một người đàn ông câu được con cá trê to cỡ một chiếc giày, nằm bất động trên nền bêtông, giữa trán nó là một con mắt nhỏ.
Hình ảnh con cá trê ba mắt bị John Waldman, giáo sư sinh học ở đại học Queen, cho rằng đây là vụ lừa bịp, vì đó là con cá trê nước ngọt, trong khi kênh gowanus là kênh nước mặn .
"Không chỉ vậy, con cá rõ ràng đã chết", Waldman nói. "Cá trê có thể sống hàng giờ trên cạn".
Tuy nhiên, hôm 10/11, Greg Hunter, 34 tuổi, làm việc trong một cửa hàng rượu vang ở Greenpoint, Brooklyn, khẳng định con cá có thật. Anh kể, khi đang ăn trưa hôm 8/11 ở công viên gần kênh Gowanus, Whole Foods, thì nhận thấy nhiều người vây quanh một người câu cá trên cầu Third Street bắc qua kênh.
"Tôi hỏi, 'Chuyện gì thế?' và họ trả lời, 'Anh ta câu được một con cá trê ba mắt'". Hunter nói thêm, người câu cá có vẻ khó chịu vì bị đám đông làm phiền. Tuy nhiên, Hunter vẫn hỏi xin anh ta cho chạm vào con mắt thứ ba của cá.
"Tôi chọc nó, để xem liệu có phải nó là thật hay không", Hunter nói. "Nó bóng loáng, nhìn như bị đục thủy tinh thể. Những rõ ràng, đó là một con mắt".
Con mắt thứ ba nằm giữa đầu con cá. Ảnh: Gothamist |
Kênh Gowanus nổi tiếng ở brooklyn vì ô nhiễm nặng. Giáo sư Waldman cho rằng, nếu con cá có thực, chắc chắn phải có dòng nước ngọt nào đó, chảy ra ngay đoạn kênh cầu. Eymund Diegel, một nhà môi trường học làm việc trong sở quản lý công viên New York, chuyên nghiên cứu về độ mặn kênh Gowanus cho biết, có một dòng nước ngọt rất nhỏ, tồn tại dưới chân cầu Third Street.
Theo Pix11, một số người dân tỏ ra không ngạc nhiên vì con cá, họ cho rằng, với mức độ ô nhiễm nặng như thế, tìm thấy quái ngư không lạ.
"Ba mắt thực sự làm tôi bất ngờ đấy", Chris McManus, một người dân sống ở Park Slope nói. "Tôi cứ tưởng phải hơn 10 con mắt cơ".
"Nếu thực sự có cá sống ở dưới đó, tôi cảm thấy buồn cho chúng", McManus nói.
Con cầu bắc qua kênh Gowanus. Ảnh: NYTimes |
Hồng Hạnh