Những người cô đơn thường sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Ảnh: Alamy |
Giáo sư Rob Duclos thuộc trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, trình bày nghiên cứu trên tại một hội thảo về tâm lý vừa diễn ra tại Hawaii, Mỹ, Telegraph đưa tin. Ông Duclos cho biết đã cho các sinh viên chơi trò tung bóng, trong nhóm 3 người thì 2 người thông đồng để gian lận, còn người thứ ba bị cô lập. Sau đó, họ được yêu cầu lựa chọn giữa 80% cơ hội dành 200 USD và 20% cơ hội dành được 800 USD. Những người bị cô lập lựa chọn phần có rủi ro cao hơn.
Tiếp theo, Duclos cho sinh viên lựa chọn hai trò chơi, thứ nhất là 80% cơ hội giành được 500 USD và 20% cơ hội không có gì. Trò chơi thứ hai với 20% cơ hội giành 2.400 USD và 20% cơ hội mất 100 USD. Đồng thời, các sinh viên cũng được yêu cầu trả lời về lý do mà mình đã lựa chọn. Rất nhiều sinh viên tham gia vào trò chơi thứ hai, nhưng những người bị cô lập vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn. Những câu trả lời của họ cũng cho thấy, trong cuộc sống họ tin tưởng mạnh mẽ vào sức mạnh của đồng tiền.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã đến trung tâm mua sắm, tàu điện ngầm và công viên để phỏng vấn người dân về cuộc sống và thói quen chi tiêu của họ. Những người có nhiều mối quan hệ xã hội thường kiếm tiền bằng những con đường ít rủi ro, trong khi những người cô đơn lại tham gia nhiều vào những trò cá cược như đua ngựa, sòng bạc…
Giáo sư Duclos giải thích rằng, trong cuộc sống có hai thứ cơ bản mà con người thường mong ước đạt được đó là sự nổi tiếng và tiền bạc. Những người cô đơn không được nhiều người chú trọng sẽ thường mong ước nhiều tiền bạc, vì vậy họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn hơn. Họ cũng thường cảm thấy lo lắng bất an và không dám bạo tay chi tiêu.
“Những người lớn tuổi dễ bị tổn thương, họ có thể trở thành mục tiêu của những kẻ vô đạo đức tiếp thị về những khoản đầu tư tài chính đầy rủi ro”, Giáo sư Duclos lý giải về ý nghĩa của nghiên cứu này.
Văn Tây