Kien thuc online
  • CUỘC SỐNG
    • Kinh nghiệm cuộc sống
    • Đồng cảm
  • TIN TỨC
    • Học hành - tuyển sinh
    • Thông tin việc làm
    • Tin tức online
    • Tin tức thị trường
    • Điện ảnh
    • Showbiz
    • Ca nhạc
  • KHÁM PHÁ
    • Những điều kỳ thú
    • Lý dịch
  • THỜI TRANG
    • Ngành thời trang
    • Chân dung nhà thiết kế thời trang
    • Tư vấn bí quyết mặc đẹp
    • Phối - Mix đồ
    • Tin tức thời trang
  • DU LỊCH
    • Du lịch trong nước
    • Du lịch quốc tế
    • Văn hóa du lịch
  • Xe cộ
    • Xe 2 bánh
    • Xe 4 bánh
  • Hình ảnh
    • Thiên nhiên hoang dã
    • Duyên dáng Việt Nam
    • Hot girl
    • Nhà đẹp
    • Hoa Hậu
    • Kiến trúc
    • Ảnh trẻ thơ
  • Kiến thức Online
  • Khám phá thế giới
  • Những điều kỳ thú
  • Chất thải hạt nhân - nỗi đau đầu của Nhật Bản

Chất thải hạt nhân - nỗi đau đầu của Nhật Bản

Chất thải hạt nhân - nỗi đau đầu của Nhật Bản

Tuyên bố tái khởi động điện hạt nhân của Nhật Bản làm dấy lên nỗi lo tìm kiếm nơi chôn chất thải mới, trong khi chính phủ vẫn chưa tìm được phương án xử lý nguồn chất thải hạt nhân cũ.

13/08/2015 Đăng bởi Kiến Thức Online
kien thuc online
Nội dung bài viết
Chất thải hạt nhân - nỗi đau đầu của nhật bản - 1

Nhân viên bảo vệ bên ngoài nhà máy điện hạt nhân Sendai. Ảnh: Kyodo

Công ty Điện lực Kyushu vừa tái khởi động lò phản ứng số 1 tại nhà máy điện hạt nhân Sendai ở tỉnh Kagoshima, đồng thời thông báo lò phản ứng số 2 sẽ hoạt động trở lại tháng 10 tới.

Quyết định tái khởi động chương trình điện hạt nhân được đưa ra trong bối cảnh chính phủ nước này vẫn đang tìm kiếm nơi xử lý cuối cùng lượng chất thải hạt nhân còn tồn đọng trong thời gian qua.

Hầu hết các lò phản ứng hạt nhân của nhật bản đều ngưng hoạt động kể từ sau thảm họa fukushima tháng 3/2011. Tuy nhiên, khả năng rò rỉ phóng xạ và nước nhiễm xạ trôi ra biển hay đất nhiễm xạ vẫn là mối lo ngại của người dân Nhật Bản và thế giới.

Khoảng 17.000 tấn chất thải phóng xạ đang được lưu giữ trong các bể chứa tạm thời đặt khắp đất nước. Tái khởi động lò phản ứng hạt nhân có nghĩa con số này sẽ tiếp tục tăng. Phát ngôn viên của Kyushu cho biết các bể tại Sendai vẫn còn đủ sức chứa, cho thấy họ vẫn chưa tìm ra kế hoạch giải quyết dài hạn.

Sự gia tăng các kho lưu trữ plutonium cũng đang là vấn đề gây lo ngại với các nước trên thế giới, bởi nguyên tố có tính phóng xạ này có thể rơi vào tay kẻ xấu và được sử dụng để chế tạo vũ khí hạt nhân bất hợp pháp. Tính đến cuối năm 2014, lượng plutonium ở Nhật là 47,8 tấn.

Theo SCMP, Nhật dự định chứa chất thải hạt nhân trong một bể lớn, được xây dựng ở độ sâu 300 m dưới lòng đất, đến 100.000 năm. Ở giới hạn thời gian này này, mức độ bức xạ sẽ giảm đủ thấp để không gây nguy hiểm đến môi trường. Tuy nhiên, vị trí xây bể chứa vẫn chưa xác định.

Tìm kiếm

Năm 2002, Tổ chức Quản lý Chất thải hạt nhân bắt đầu kêu gọi các địa phương "đăng cai" xây dựng điểm xử lý, thu hút họ bằng các lợi ích về kinh tế và cơ hội việc làm. Tuy nhiên, quy trình này vấp phải trở ngại năm 2007 khi một thị trấn ở miền tây Nhật Bản, vốn được coi là ứng viên duy nhất khi đó, tuyên bố rút lui. Chính phủ Nhật Bản sau đó đã thay đổi chính sách sau thời gian chờ đợi trong vô vọng.

Hồi tháng 5, nội các của Thủ tướng Shinzo Abe giới thiệu chương trình hành động mới, cho phép chính phủ tự lựa chọn địa điểm phù hợp dựa trên cơ sở khoa học như khả năng chống chịu động đất của vùng đất đó.

Kể từ đó cho đến nay, chính phủ Nhật Bản đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ tại địa phương, trừ Fukushima, nhằm giới thiệu về quy trình lựa chọn. Tuy nhiên, các quan chức ở một số tỉnh đã từ chối tham gia vì không muốn bị coi là chấp nhận xây dựng khu xử lý chất thải. Trong khi đó, sự mập mờ trong quy trình tổ chức như không thông báo thời gian và địa điểm đã làm dấy lên mối nghi ngờ và khiến nhiều địa phương tẩy chay chương trình này.

Chất thải hạt nhân - nỗi đau đầu của nhật bản - 2

Người dân Nhật Bản hôm qua biểu tình phản đối quyết định tái khởi động chương trình điện hạt nhân. Ảnh: Reuters

Theo Hội đồng Khoa học Nhật Bản, nếu niềm tin của công chúng đối với ngành công nghiệp hạt nhân bị sụp đổ, kế hoạch đề xuất địa điểm phù hợp của chính phủ sẽ rất khó nhận được sự ủng hộ.

Hideyuki Ban, đồng giám đốc Trung tâm Thông tin Hạt nhân của Công dân, cho rằng so với các quốc gia khác, việc tìm kiếm nơi xây dựng bể xử lý chất thải ở Nhật Bản sẽ khó khăn hơn nhiều, bởi người dân nơi đây từng trải qua thảm họa hạt nhân Fukushima cách đây 4 năm.

Rò rỉ hạt nhân tại Fukushima được coi là thảm họa hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới kể từ sau sự cố Chernobyl năm 1986. Trước đó, khoảng 30% sản lượng điện của Nhật Bản được cung cấp bởi các nhà máy điện hạt nhân.

Ý kiến phản đối sử dụng năng lượng hạt nhân ngày càng trở nên phổ biến tại Nhật Bản từ sau thảm họa. Vì sự cố rò rỉ, nhiều khu vực cấm vẫn còn tồn tại đến nay, hoạt động làm sạch được dự đoán sẽ kéo dàng nhiều năm. Hàng nghìn người dân phải di chuyển đến nơi ở khác và có thể sẽ không bao giờ được trở lại nơi sinh sống của họ.

Thùy Linh

Quảng cáo Hoàng Thịnh Travel
Có thể bạn quan tâm:
  • giày nam giá rẻ
  • iphone
  • ví da nam
  • giày tây nam
Thông điệp gửi người ngoài hành tinh bị chê ‘trọng nam’ Nhật tái khởi động điện hạt nhân sau thảm họa sóng thần
Từ khóa: chương trình hạt nhânnhật bảnchất thải phóng xạsóng thầnthảm họa fukushima
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nhật tái khởi động điện hạt nhân sau thảm họa sóng thần
Nhật Bản sẽ tái khởi động chương trình năng lượng hạt nhân vào hôm nay sau hai năm gián đoạn do những lo ngại của cộng đồng liên quan đến thảm họa Fukushima.
[Chi tiết...]
Chế tạo máy bay từ phế liệu
Một người đàn ông Trung Quốc chế tạo máy bay riêng bằng cách tận dụng các mảnh kim loại cũ và bay thử nghiệm thành công.
[Chi tiết...]
Nông dân Trung Quốc chế máy xúc trong ba ngày
Một nông dân trẻ ở Trung Quốc tự lắp ráp máy xúc chỉ trong ba ngày, bằng cách tận dụng phế liệu cũ.
[Chi tiết...]
Nhà máy điện hạt nhân Đức ngừng hoạt động vì rò rỉ
Nhà máy điện hạt nhân của Đức hôm qua bị ngắt khỏi mạng lưới điện sau khi các chuyên gia phát hiện lỗi rò rỉ.
[Chi tiết...]
“Điềm báo” nháy mắt nói lên điều gì?
Về sự ứng nghiệm của loại điềm này thì mỗi người hiểu một nghĩa khác nhau và gần như do sự truyền khẩu, mà không căn cứ vào đâu cả. Đại khái đàn ông máy mắt phải là tốt, máy mắt trái...
[Chi tiết...]
Nhật lập kế hoạch phóng tàu không người lái lên Mặt Trăng
Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không Nhật Bản (JAXA) vừa tuyên bố kế hoạch phóng tàu vũ trụ không người lái lên Mặt Trăng vào năm 2018.
[Chi tiết...]
Thám hiểm mặt trăng bằng vượn máy
Trung tâm Nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo (DFKI) có trụ sở tại Bremen, Đức, vừa cho ra mắt mẫu thiết kế robot có hình dạng của loài vượn để phục vụ cho mục đích thám hiểm, thăm dò mặt trăng.
[Chi tiết...]
Cựu bộ trưởng Canada: ‘Người ngoài hành tinh có thật’
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Canada Paul Hellyer cho rằng người hành tinh có thật, đồng thời cáo buộc các nhà lãnh đạo thế giới đang giữ bí mật về sự tồn tại của họ trên Trái Đất.
[Chi tiết...]
Giải mã chân dung nàng ‘Mona Lisa thứ hai’
Bức chân dung La Bella Principessa ra đời trước Mona Lisa, được danh họa người Italy da Vinci sử dụng kỹ thuật tạo ảo ảnh thị giác khiến nhân vật có "nụ cười bí ẩn."
[Chi tiết...]
LIÊN KẾT SITE
  • Thời trang nam
  • Golden Face
  • Xưởng may quần jean
  • WinMobile
DANH MỤC
  • Lý dịch
Từ khóa
  • can xe tai
  • tour du lịch
  • cân động vật
  • giay tay nam
  • cân thủy sản
Quảng cáo
4MEN SHOP
Có thể bạn quan tâm
  • sỉ quần jean nam
  • cách thắt caravat
  • cách đi từ quy nhơn ra cù lao xanh
KIENTHUCONLINE.ORG Website là sự tổng hợp kiến thức online từ nhiều nguồn hữu ích

Liên hệ:
Website là một blog riêng của cá nhân tôi nếu bạn đọc có nhu cầu góp ý vui lòng liên hệ kienthuconline.org@gmail.com
  • Email: kienthuconline.org@gmail.com

Web hay:
DANH MỤC
  • Công nghệ
  • Tin học
  • Cuộc sống
  • Khám phá
  • Thời trang
  • Ẩm thực văn hóa du lịch
  • Xe
  • Online
WEB HỮU ÍCH
  • Danhsachcuahang.com
  • Thông số sản phẩm

© Copyright 2025. All Rights Reserved by KIENTHUCONLINE.ORG