tê giác bị săn bắt để lấy sừng. Sừng tê giác có thể được bán với giá hàng nghìn USD. Ảnh: San Diego Zoo |
Con tê giác Angalifu, 44 tuổi, chết hôm 14/12 tại vườn thú San Diego, Mỹ.
"Với sự ra đi của Angalifu, chúng ta chỉ còn 5 con tê giác trắng phương bắc trên hành tinh, trong đó có Nola, một cá thể cái đã nhiều tuổi", CNN dẫn thông báo của vườn thú cho hay.
Theo Fox News, Angalifu được đưa về vườn thú từ năm 1990. Nó là một trong 6 cá thể tê giác trắng phương bắc còn lại trên thế giới, và là một trong hai con đực thuộc số này.
5 con còn lại hiện sống trong môi trường nuôi nhốt ở Mỹ, Czech và Kenya. Các chuyên gia từng thực hiện kế hoạch nhân giống để bảo tồn số lượng loài nhưng không thành công. Trong khi đó, hiện không có cá thể nào sống trong môi trường hoang dã.
Theo cảnh báo của các nhà bảo tồn Nam Phi, nếu tình trạng thảm sát tê giác không được ngăn chặn kịp thời thì chỉ trong 6 năm nữa, loài động vật quý hiếm này sẽ tuyệt chủng . Trước đó khoảng hai tháng, một con tê giác đực đã chết ở khu bảo tồn Ol Pejeta, Kenya.
Linh Anh