Hệ hành tinh Kepler-56 có hai hành tinh bên trong quỹ đạo nằm nghiêng so với sao chủ . Ảnh: NASA |
Hệ hành tinh được quan sát là Kepler-56, một ngôi sao già có màu đỏ và kích thước khổng lồ, nằm cách Trái Đất 3.000 năm ánh sáng, bao gồm hai hành tinh ở quỹ đạo gần và hành tinh khổng lồ ở xa quỹ đạo.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy ở hệ hành tinh Kepler-56, hành tinh ngoài cùng lớn hơn trong hệ dường như vẫn duy trì quỹ đạo nghiêng như hai hành tinh bên trong. Trong khi một quỹ đạo nghiêng đồng nghĩa với việc một hành tinh sau khi "chạm trán" với một hành tinh nào đó sẽ bị kéo sang một một mặt phẳng khác. Điều này thường xảy ra khi sao Mộc đối đầu với các hành tinh khác và các cơ hội hình thành quỹ đạo nghiêng sẽ cao hơn.
Nghiên cứu đã cung cấp chứng cứ cho thấy các hệ thống hành tinh nghiêng vẫn có thể xảy ra ở những hệ sao không chứa hành tinh khổng lồ như sao Mộc.
"Phát hiện này cung cấp một mức độ chi tiết mới về cấu trúc của một hệ hành tinh bên ngoài hệ mặt trời, nhờ đó có thể phác thảo một bức tranh chi tiết về một hệ hành tinh, góp phần nâng cao hiểu biết của chúng ta và mở ra cơ hội tiến hành các thử nghiệm quan trọng về sự hình thành cấu trúc các hệ hành tinh xa lạ này", Upi Giáo sư Kawaler Steve của Đại học bang Iowa nói.
Kawaler và đồng tác giả nghiên cứu Daniel Huber thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA tại Mountain View, California, cho biết thông thường, cách đơn giản nhất để một hệ hành tinh phát triển là các hành tinh con cùng nằm trên quỹ đạo mặt phẳng với xích đạo của sao chủ. Ví dụ như mọi hành tinh trong hệ mặt trời quay quanh vòng 7 độ so với xích đạo của mặt trời.
Thùy Linh