Mảnh bùa cổ có niên đại 1.700 năm tuổi được các nhà khảo cổ thuộc Cơ quan cổ vật Isreal phát hiện tại một lâu đài La Mã thuộc thành phố David, Jerusalem. lời nguyền được khắc trên mảnh bùa là của một người phụ nữ tên là Kyrilla "nguyền rủa" một người đàn ông tên là Lennys, dường như trong một vấn đề liên quan đến kiện tụng. |
Lời nguyền trên mảnh bùa được ghi bằng tiếng Hy Lạp, một ngôn ngữ thường được sử dụng ở khu vực phía đông của vương quốc La Mã. Kyrilla đã cầu khấn 6 vị thần để gieo lời nguyền cho người đàn ông này. Trong số các vị thần mà Kyrilla gọi tên để cầu khấn có 4 vị thần của Hy Lạp là Hermes, Persephone, Pluto và Hecate, một vị thần của Babylon, Ereschigal, và một vị thần của Abrasax, Gnostic. |
Bên cạnh những lời nguyền, mảnh bùa còn có những hình dấu ma thuật khác. Đây được coi là những dấu hiệu ma thuật sử dụng để tăng sức mạnh và sự linh ứng của lời nguyền. Ngoài ra, lời nguyền còn chứa những từ ma thuật như "Iaoth", có nguồn gốc từ Do Thái. Trong lời nguyền có câu: "Anh ta không thể chống lại hoặc có bất kỳ lời nói, hành động nào gây bất lợi cho Kyrilla...". |
Theo Robert Walter Daniel đến từ Đại học Cologne, Đức, Kyrilla đã nhờ đến sự hỗ trợ của một vị pháp sư cao tay để yểm lời nguyền và sử dụng một chiếc búa và những cái đinh trong khi thực hiện nghi lễ yểm bùa. Nguồn Zing News |
Tại khu vực khai quật, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy các hiện vật cho thấy sự giàu có của những người sống trong lâu đài. Trong số các hiện vật tìm thấy có một bức tượng bằng đá quý mô phỏng hình thần Cupid đang cầm một ngọn đuốc. |
Thành phố David, Jerusalem, địa điểm lâu đài La Mã cổ phát hiện có mảnh bùa, có người dân sinh sống trong ít nhất 6.000 năm. Đây là bức ảnh cho thấy tình trạng hoang toàn, đổ nát của khu vực này sau nhiều biến động của lịch sử. Mảnh bùa có chứa lời nguyền được tìm thấy ở phía tây bắc của lâu đài trong một căn phòng ở tầng hai. |
Tòa lâu đài La Mã nơi phát hiện mảnh bùa nằm trong khu vực khai quật khảo cổ Givati Parking Lot. Đây là nơi các nhà khảo cổ học tìm thấy nhiều phát hiện lịch sử quan trọng trong thời cổ đại. |
Thùy Linh (theo LiveScience)