Hình ảnh mô phỏng quỹ đạo của các mảnh vỡ vệ tinh DMSP-F13. Ảnh: University of Southampton |
Vệ tinh thứ 13 thuộc Chương trình Vệ tinh Khí tượng Quân sự của Không quân Mỹ (DMSP-F13) phát nổ ngoài không gian vào ngày 3/2, sau khi gặp sự cố về hệ thống điện. Trưởng nhóm nghiên cứu Francesca Letizia thuộc Đại học Southampton, Anh, cùng cộng sự phát hiện thêm 100 mảnh vỡ mới của DMSP-F13. Họ vụ nổ tạo ra hơn 50.000 mảnh có kích thước nhỏ hơn 1 mm.
"Dù nhiều mảnh vỡ không lớn hơn viên bi nhỏ trong đầu của chiếc bút bi, chúng có thể làm vô hiệu hóa một con tàu vũ trụ trong vụ va chạm với tốc độ rất lớn", Space dẫn lời Hugh Lewis, thành viên nhóm chuyên gia, cho hay.
Các nhà khoa học thực hiện sơ đồ hóa quá trình lan truyền mảnh vỡ vệ tinh DMSP-F13 bằng cách ứng dụng kỹ thuật mới. Họ coi các mảnh vỡ như một chất lỏng để phân tích chuyển động của chúng, sau đó đánh giá nguy cơ va chạm với các tàu vũ trụ đang quay quanh Trái Đất.
Kết quả cho thấy mảnh vỡ nhỏ của DMSP-F13 thực sự có thể va chạm với một số vệ tinh, đặc biệt là vệ tinh của Mỹ và Nga trong quỹ đạo đồng bộ Mặt Trời hay quỹ đạo cực.
Lê Hùng