Kien thuc online
  • CUỘC SỐNG
    • Kinh nghiệm cuộc sống
    • Đồng cảm
  • TIN TỨC
    • Học hành - tuyển sinh
    • Thông tin việc làm
    • Tin tức online
    • Tin tức thị trường
    • Điện ảnh
    • Showbiz
    • Ca nhạc
  • KHÁM PHÁ
    • Những điều kỳ thú
    • Lý dịch
  • THỜI TRANG
    • Ngành thời trang
    • Chân dung nhà thiết kế thời trang
    • Tư vấn bí quyết mặc đẹp
    • Phối - Mix đồ
    • Tin tức thời trang
  • DU LỊCH
    • Du lịch trong nước
    • Du lịch quốc tế
    • Văn hóa du lịch
  • Xe cộ
    • Xe 2 bánh
    • Xe 4 bánh
  • Hình ảnh
    • Thiên nhiên hoang dã
    • Duyên dáng Việt Nam
    • Hot girl
    • Nhà đẹp
    • Hoa Hậu
    • Kiến trúc
    • Ảnh trẻ thơ
  • Kiến thức Online
  • Khám phá thế giới
  • Những điều kỳ thú
  • Mắt sáng lại nhờ cấy chip sinh học

Mắt sáng lại nhờ cấy chip sinh học

Mắt sáng lại nhờ cấy chip sinh học

Lần đầu tiên sau nhiều năm, thị lực của Rhian Lewis được khôi phục và bà sung sướng khi lại nhìn thấy rõ ràng chiếc kim đồng hồ.

05/01/2016 Đăng bởi Kiến Thức Online
kien thuc online
Nội dung bài viết
Mắt sáng lại nhờ cấy chip sinh học - 1

Bà Lewis đọc tấm bìa hình đồng hồ. Ảnh: BBC

Theo Guardian, Lewis, 49 tuổi, được cấy ghép một con chip điện tử siêu nhỏ vào phía sau võng mạc mắt phải giúp khôi phục thị lực , do bệnh viện mắt Oxford thực hiện.

Bà bị viêm võng mạc sắc tố - một bệnh thoái hóa võng mạc dạng di truyền tại màng nhạy cảm ánh sáng ngay phía sau mắt, dẫn tới mù lòa từ khi mới 5 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh này ở Anh là 1/3-4.000 người, hiện chưa có thuốc chữa.

Mắt phải của Lewis mù hoàn toàn, còn mắt trái thị lực rất kém. Con chip do công ty Đức Retina Imlant AG sản xuất, được cấy vào mắt bà từ tháng 6 trong một ca phẫu thuật kéo dài 6-8 giờ.

Lewis được theo dõi sau đó. Bác sĩ yêu cầu bà nhìn vào một tấm bìa lớn in hình đồng hồ và đọc giờ. Trước đó, Lewis không thể đọc giờ bằng mắt phải trong 16 năm, và mắt trái trong 6 năm.

"Lạy Chúa", Lewis thốt lên, khi nhận ra mình đọc được đồng hồ đang chỉ 3 giờ. "Cảm giác như ngày Giáng sinh vậy".

Vật cấy là một mảnh 3 mm2 chứa 1.500 bộ cảm biến ánh sáng - gửi tín hiệu điện tới tế bào thần kinh - được kết nối với một máy tính nhỏ xíu nằm dưới lớp da sau tai. Máy hoạt động nhờ một cuộn dây từ tính đặt ngoài da. Nhìn bên ngoài, giống như bà đang đeo máy trợ thính.

Lần đầu tiên bật thiết bị, bệnh nhân sẽ nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy. Qua vài tuần, khi bộ não học được cách chuyển đổi tín hiệu nhấp nháy thành vật thể và hình dạng rõ ràng. Tuy nhiên, hình ảnh nhìn thấy chỉ có màu đen trắng và hơi vỡ.

Mô tả khoảnh khắc thiết bị được bật lên, Lewis nói:

"Họ từng nói rằng tôi có thể không đáp ứng với thiết bị nhưng rồi trong vài giây, tôi thấy ánh chớp trong mắt - điều chưa từng xảy ra trong 16 năm. Lạy Chúa, cảm giác đó thật tuyệt vời!".

Lewis được dẫn tới tu viện New College ở Oxford, để kiểm tra phản ứng của bà với thiết bị mới.

"Tôi bước đi trên đường. Cô nhân viên bảo trợ xã hội yêu cầu tôi chỉ ra bất cứ thứ gì tôi nghĩ rằng có hoặc không có trên đường. Điều đầu tiên tôi nghĩ là 'có thứ gì đó', có một cái ôtô, màu bạc. Tôi thật không dám tin, nhưng tín hiệu rất mạnh và tôi còn thấy cả tia nắng trên chiếc xe bạc".

"Tôi thực sự rất phấn khích, suýt khóc. Khi về đến nhà, tôi vỡ òa ra, cuối cùng thì tôi cũng chỉ được vào những thứ mà trước đây tôi không thể".

Mắt sáng lại nhờ cấy chip sinh học - 2

Con chip thế hệ thứ hai cấy vào mắt Lewis. Ảnh: PA

Lewis điều khiển con chip nhờ sóng phát ra thao tác một thiết bị nhỏ cầm tay mặt kính. Bà có thể điều chỉnh độ nhạy sáng, độ tương phản và tần số. 

"Không nhìn thấy gì cũng có nghĩa là mất đi sự tự tin", Lewis nói. "Những việc đơn giản như mua bán, sắm sửa quần áo cũng không làm được vì không nhìn rõ mình trông thế nào".

"Đã 8 năm rồi tôi không rõ mặt con. Giờ đây, việc xác định đồ vật, đặc biệt như thìa hay dĩa trên bàn ăn, cũng làm tôi vui sướng", Lewis nói, bà đã có hai con.

"Mắt sinh học" được thử nghiệm trong điều trị bệnh viêm võng mạc sắc tố từ năm 2012. Lewis là bệnh nhân đầu tiên ngoài Đức được cấy thiết bị mới nhất, thuộc thế hệ thứ hai.

Giáo sư Robert MacLaren, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ở Oxford cho biết, công nghệ này có tiềm năng to lớn.

"Quá trình đó thật kỳ diệu, vì Lewis và những người khác đang cố gắng kích hoạt lại phần não đã không dùng tới trong 10 năm hoặc hơn", ông nói. "Đó là sự hồi phục to lớn vì về cơ bạn, họ đang học cách nhìn một lần nữa".

Hồng Hạnh

Quảng cáo Hoàng Thịnh Travel
Có thể bạn quan tâm:
  • cân xe tải điện tử
  • ao thun nam
  • shop áo thun
  • cân ô tô điện tử
  • giày nam giá rẻ
  • cân bàn
  • kiểm tra imei iphone
Nuôi côn trùng trong nhà làm thực phẩm Có hạt giống nấm không?
Từ khóa: mắtchip sinh họcánh sángkhôi phục thị lựcviêm võng mạc sắc tố
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Có hạt giống nấm không?
Xin hỏi nấm không có hoa, quả thì sinh sản bằng cách nào? Có hạt giống nấm không? (Lý Hoàng Long)
[Chi tiết...]
Dị vật ‘trư sa’ trong bụng lợn
Một nông dân Trung Quốc mổ lợn phát hiện dị vật kích thước như quả trứng ngỗng, lòng xanh trong dạ dày lợn.
[Chi tiết...]
Tem chỉ thị màu trên vaccine Quinvacem hoạt động thế nào?
Tôi được biết trên mỗi lọ vaccine Quinvacem có một tem chỉ thị màu tím, bên trong có hình vuông sáng màu. Khi nhiệt độ bảo quản lọ vaccine cao hơn yêu cầu, hình vuông sáng màu đó sẽ sẫm lại bằng hoặc hơn màu tím xung quanh, chứng tỏ lọ vaccine đã hết tác dụng. Xin hỏi cơ chế hoạt động của loại tem chỉ thị nhiệt độ này như thế nào? (Thùy Dung)
[Chi tiết...]
Nội tạng in 3D mang hy vọng cấy ghép giá rẻ
Các nhà nghiên cứu đã phát triển thành công một phương pháp in 3D các cấu trúc cơ thể khác nhau như tim, động mạch, não và xương, mang lại cơ hội cấy ghép nội tạng giá rẻ cho bệnh nhân trong tương lai.
[Chi tiết...]
“Điềm báo” nháy mắt nói lên điều gì?
Về sự ứng nghiệm của loại điềm này thì mỗi người hiểu một nghĩa khác nhau và gần như do sự truyền khẩu, mà không căn cứ vào đâu cả. Đại khái đàn ông máy mắt phải là tốt, máy mắt trái...
[Chi tiết...]
Nhật lập kế hoạch phóng tàu không người lái lên Mặt Trăng
Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không Nhật Bản (JAXA) vừa tuyên bố kế hoạch phóng tàu vũ trụ không người lái lên Mặt Trăng vào năm 2018.
[Chi tiết...]
Thám hiểm mặt trăng bằng vượn máy
Trung tâm Nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo (DFKI) có trụ sở tại Bremen, Đức, vừa cho ra mắt mẫu thiết kế robot có hình dạng của loài vượn để phục vụ cho mục đích thám hiểm, thăm dò mặt trăng.
[Chi tiết...]
Cựu bộ trưởng Canada: ‘Người ngoài hành tinh có thật’
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Canada Paul Hellyer cho rằng người hành tinh có thật, đồng thời cáo buộc các nhà lãnh đạo thế giới đang giữ bí mật về sự tồn tại của họ trên Trái Đất.
[Chi tiết...]
Giải mã chân dung nàng ‘Mona Lisa thứ hai’
Bức chân dung La Bella Principessa ra đời trước Mona Lisa, được danh họa người Italy da Vinci sử dụng kỹ thuật tạo ảo ảnh thị giác khiến nhân vật có "nụ cười bí ẩn."
[Chi tiết...]
LIÊN KẾT SITE
  • Thời trang nam
  • Golden Face
  • Xưởng may quần jean
  • WinMobile
DANH MỤC
  • Lý dịch
Từ khóa
  • tour du lịch
  • cân động vật
  • cách thắt caravat
  • cân thủy sản
  • giày tây
Quảng cáo
4MEN SHOP
Có thể bạn quan tâm
  • sỉ quần jean nam
  • cách đi từ quy nhơn ra cù lao xanh
KIENTHUCONLINE.ORG Website là sự tổng hợp kiến thức online từ nhiều nguồn hữu ích

Liên hệ:
Website là một blog riêng của cá nhân tôi nếu bạn đọc có nhu cầu góp ý vui lòng liên hệ kienthuconline.org@gmail.com
  • Email: kienthuconline.org@gmail.com

Web hay:
DANH MỤC
  • Công nghệ
  • Tin học
  • Cuộc sống
  • Khám phá
  • Thời trang
  • Ẩm thực văn hóa du lịch
  • Xe
  • Online
WEB HỮU ÍCH
  • Danhsachcuahang.com
  • Thông số sản phẩm

© Copyright 2025. All Rights Reserved by KIENTHUCONLINE.ORG