Quy trình cấy ghép ở lợn nái. Ảnh: BBC |
Trung nhân bản lợn được xây dựng ở thâm quyến , phía nam trung quốc và được điều hành bởi Viện Gene Bắc Kinh (BGI). Tại cơ sở này, các con lợn con được sinh ra nhờ nhân bản vô tính, một phương pháp sinh sản đơn không qua thụ tinh.
Theo các chuyên gia của BGI, việc nhân bản lợn hàng loạt được thực hiện để kiểm tra các loại thuốc và phương pháp điều trị bệnh như Alzheimer. Lợn có một số cấu trúc gene tương tự như ở người, do đó thử nghiệm trên loài động vật này có thể giúp các nhà khoa học trong nghiên cứu phương pháp điều trị bệnh cho con người.
Tại đây, một lứa lợn nhỏ được loại bỏ gene tăng trưởng khiến chúng ngừng phát triển từ sau một năm tuổi. Các con khác có ADN chắp vá để khiến chúng dễ mắc bệnh Alzheimer.
Theo BBC, đây được coi là trung tâm nhân bản động vật lớn nhất thế giới, mỗi năm cho ra đời 500 con lợn nhân bản thành công. Trung bình một ngày, nhóm nghiên cứu tiến hành 2 ca cấy ghép với tỷ lệ thành công từ 70-80 %.
Tiến sĩ Yutao Du, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết có khoảng 30-50 nhà nghiên cứu cùng làm việc tại cơ sở nhân bản. Với số lượng này, họ có thể thực hiện quy trình nhân bản trên quy mô lớn như một nhà máy. Để thực hiện nhân bản một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn, viện nghiên cứu đã sử dụng sức người thay vì các loại máy móc có giá thành cao .
Công nghệ nhân bản không phải là điều mới mẻ với các nhà nghiên cứu. Nhưng điều mà trung tâm của Trung Quốc làm được đó là ứng dụng kỹ thuật và công nghệ này vào quy trình sản xuất hàng loạt.
Thùy Linh (Video: BBC)