1. sứa Atolla
Sứa Atolla là loài động vật biển khá phổ biến, được tìm thấy ở mọi đại dương trên thế giới, ở độ sâu 700 m dưới mực nước biển. Sứa Atolla không sử dụng khả năng phát sáng để bắt mồi mà để chạy trốn. Khi bị kè thù bắt được, sứa Atolla phát ra những luồng ánh sáng nhấp nháy đẹp mắt nhằm thu hút những con cá lớn hơn đến ăn thịt kẻ thù. Loại sứa này dùng xúc tu để bắt mồi. |
2. Cá băng Nam Cực
Loại cá này thường sống ở những vùng nước thuộc vùng biển biển sâu gần Nam Cực trong diều kiện nhiệt độ thấp hơn 0 độ C và sâu 1.000 m dưới mực nước biển. Cá băng gần như không có màu, thậm chí máu của chúng cũng trong suốt vì không có hemoglobin. Đây là loài động vật có xương sống duy nhất trên thế giới có đặc tính này. Tuy nhiên, máu của cá băng chứa protein chống đông, giúp chúng có thể sống ở những nơi lạnh giá mà không bị đông cứng. |
3. Tôm hoàng đế
Hình dáng nhỏ bé và nhiều màu sắc của tôm hoàng đế khiến chúng trông giống như một cây kẹo. Tôm hoàng đế sống chủ yếu trên lưng những con sên biển có tên gọi Hexabranchus. Loài sên này ít có kẻ thù vì nó hấp thụ chấp độc từ những gì chúng ăn. |
4. Sên biển rồng xanh
Khi nhìn từ trong lòng biển, sên rồng xanh trông giống một con nhện đang đi trên một tấm gương. Thay vì ăn những con vật nhỏ hơn, sên biển rồng xanh tìm cách tấn công các con vật to lớn và nguy hiểm nhất như loài sứa biển độc Man o'war Bồ Đào Nha hoặc có thể ăn những con sên rồng xanh khác. Khi ăn xúc tu của Man o'war, sên biển rồng xanh có thể hấp thụ được các tế bào chứa độc tố và chúng giữ chúng trong mình để tự vệ khi bị tấn công. |
5. Sên biển Felimare picta
Felimare picta là loài sên biển sống ở những vùng nước ấm, cận nhiệt, đặc biệt ở quanh Địa Trung Hải và Vịnh Mexico. Loài sên này khá nhỏ, chỉ dài khoảng 20 cm, tuy nhiên vẫn có một số con có chiều dài hơn 60 cm. Là động vật thân mềm nhưng thay vì dùng vỏ, sên biển Felimare picta tiết ra axit để tự vệ. |
>> Xem tiếp
Thùy Linh ( Theo Listverse)