6. Bò rừng châu Âu Aurochs (tuyệt chủng từ năm 1627)
Aurochs là một trong các loài động vật tuyệt chủng của Châu Âu. Loài động vật kích cỡ lớn này phát triển ở Ấn Độ khoảng 2 triệu năm trước, di cư vào Trung Đông và tiến sâu vào châu Á và châu Âu khoảng 250.000 năm trước. Con bò rừng cuối cùng là một con cái, chết vào năm 1627 trong rừng Jaktorów, Ba Lan, do một tai nạn tự nhiên. Nguyên nhân tuyệt chủng của loài bò rừng này là do nạn săn bắn, tình trạng thu hẹp môi trường sống do phát triển nông nghiệp và các bệnh lây lan trong gia súc. |
7. Hổ Caspi (tuyệt chủng từ năm 1970)
Hổ Caspi, còn gọi là hổ Ba Tư được tìm thấy ở Iran, Iraq, Afghanistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mông Cổ, Kazakhstan, Caucasus, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan cho đến khi chúng bị tuyệt chủng vào những năm 1970. Cơ thể của chúng khá chắc nịch với chân mạnh, bàn chân lớn và móng vuốt lớn bất thường. Hổ Caspi nặng từ 169 - 240 kg, con cái không lớn và nặng từ 85 – 135 kg. Đây là loài có kích cỡ lớn thứ ba trong số các loài hổ được biết đến trên thế giới. |
8. Chim Great Auk (Anca lớn) (tuyệt chủng từ năm 1844)
Chim Great Auk thuộc chi Pinguinus, một nhóm các loài chim trước đây có thể bay ở khu vực Đại Tây Dương. Great Auk cao khoảng 75 cm và nặng khoảng 5 kg, là loài lớn nhất trong các chim Anca. Trước đây, chim Great Auk từng tồn tại với số lượng lớn trên các hòn đảo ngoài khơi phía đông Canada, Greenland, Iceland, Na Uy, Ireland và Vương quốc Anh, nhưng cuối cùng bị săn bắt đến tuyệt chủng. |
9. ngựa vằn Quagga (tuyệt chủng từ năm 1883)
Một trong các loài động vật tuyệt chủng của châu Phi là ngựa vằn Quagga, từng tồn tại với số lượng lớn ở tỉnh Cape và phía nam Orange Free State. Khác với nhiều loài ngựa vằn khác, Quagga có nhiều sọc tập trung ở phần trước cơ thể và mờ dần đi về phía sau thân. Ngựa vằn Quagga bị săn bắn đến tuyệt chủng để lấy thịt và da. Con Quagga hoang dã cuối cùng bị bắn vào những năm cuối thập niên 1870. Một con ngựa vằn Quagga cuối cùng được nuôi cũng chết vào tháng 8/1883 tại vườn thú Artis Magistra ở Amsterdam. |
10. Hổ Tasmania (tuyệt chủng từ năm 1936)
Đây loài cuối cùng trong chi Thylacinus, có nguồn gốc từ Australia và New Guinea. Chúng bị tuyệt chủng trong thế kỷ 20 và thường được gọi là hổ Tasmania do có các sọc ngược trên thân. Nguyên nhân chính khiến hổ Tasmania tuyệt chủng là nạn săn bắn để lấy tiền thưởng cùng một số yếu tố khác như dịch bệnh, sự xâm lấn của con người và chó vào môi trường sống của chúng. Mặc dù Hổ Tasmania đã được chính thức xác nhận tuyệt chủng, một số trường hợp được cho là nhìn thấy loài vật này. |
Nguyên Trường (Theo Ranker)