Kien thuc online
  • CUỘC SỐNG
    • Kinh nghiệm cuộc sống
    • Đồng cảm
  • TIN TỨC
    • Học hành - tuyển sinh
    • Thông tin việc làm
    • Tin tức online
    • Tin tức thị trường
    • Điện ảnh
    • Showbiz
    • Ca nhạc
  • KHÁM PHÁ
    • Những điều kỳ thú
    • Lý dịch
  • THỜI TRANG
    • Ngành thời trang
    • Chân dung nhà thiết kế thời trang
    • Tư vấn bí quyết mặc đẹp
    • Phối - Mix đồ
    • Tin tức thời trang
  • DU LỊCH
    • Du lịch trong nước
    • Du lịch quốc tế
    • Văn hóa du lịch
  • Xe cộ
    • Xe 2 bánh
    • Xe 4 bánh
  • Hình ảnh
    • Thiên nhiên hoang dã
    • Duyên dáng Việt Nam
    • Hot girl
    • Nhà đẹp
    • Hoa Hậu
    • Kiến trúc
    • Ảnh trẻ thơ
  • Kiến thức Online
  • Khám phá thế giới
  • Những điều kỳ thú
  • Những nhà khoa học ‘sinh nghề, tử nghiệp’

Những nhà khoa học ‘sinh nghề, tử nghiệp’

Những nhà khoa học ‘sinh nghề, tử nghiệp’

Nhiều nhà khoa học có thể gặp các chấn thương không mong muốn trong quá trình làm thí nghiệm, thậm chí có những người phải bỏ mạng vì chính nghiên cứu của họ, và để lại những thành quả đáng giá cho thế hệ sau.

03/07/2013 Đăng bởi Kiến Thức Online
kien thuc online
Nội dung bài viết
Những nhà khoa học sinh nghề tử nghiệp - 1

Carl Scheel (1742-1786) là nhà hóa dược học thiên tài. Ông đã phát hiện ra rất nhiều nguyên tố, trong đó nổi tiếng nhất là oxy (mặc dù nghiên cứu này sau đó được nhà khoa học Joseph Priestly xuất bản trước), molipden, vonfram, mangan và clo. Vào thời đại của ông, chưa có các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, và nhiều người cũng chưa biết hết về độc tính của các loại hóa chất. Carl còn có một thói quen xấu là sử dụng tất cả các giác quan để tiếp xúc với hóa chất, nhất là khứu giác và vị giác. Trong một lần thử hydro xyanua, dù nghĩ bản thân sẽ an toàn, nhưng sự tích tụ cùng lúc các chất thủy ngân, chì, axit flohydric và một số chất khác, đã khiến ông tử vong vì nhiễm độc kim loại nặng ở tuổi 44.

Những nhà khoa học sinh nghề tử nghiệp - 2

Sau khi nhà khoa học Wilhelm Conrad Röntgen phát minh ra tia X, Elizabeth Fleischman Ascheim (1859-1905) đã từ bỏ công việc của một người thủ thư để theo học trường điện. Bà nhanh chóng tốt nghiệp và mở phòng khám sử dụng tia X đầu tiên trên toàn nước Mỹ. Cùng với chồng (một nhà vật lý học), bà đã say mê nghiên cứu về tác dụng của phương pháp chụp X-quang. Cả hai người dành nhiều ngày để chụp X-quang cơ thể nhau nhằm mục đích nghiên cứu. Bà đã chữa trị cho rất nhiều binh sĩ trong chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha rồi sau đó theo học chuyên ngành nha khoa, đồng thời bà cũng là nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực phóng xạ. Tuy nhiên, bà lại không hề thực hiện bất cứ biện pháp bảo hộ nào trong khi nghiên cứu, cũng như chữa trị cho các bệnh nhân vì theo bà nói, nếu dùng đồ bảo hộ thì bệnh nhân sẽ cảm thấy không thoải mái và an toàn. Vì vậy, bà đã bị nhiễm độc phóng xạ và mất năm 46 tuổi. Ascheim được xem như một người anh hùng trong lĩnh vực nghiên cứu phóng xạ.

Những nhà khoa học sinh nghề tử nghiệp - 3

Alexander Bogdanov (1873-1928) là nhà khoa học nổi tiếng người Nga. Ông đồng thời là bác sĩ, nhà kinh tế, nhà triết học, nhà khoa học tự nhiên, nhà văn viễn tưởng, nhà thơ, giáo viên, chính trị gia, nhà cách mạng và là người tiên phong của môn điều khiển học và khoa học tổ chức. Ông cũng là người sáng lập viện nghiên cứu về truyền máu đầu tiên trên thế giới - Viện truyền máu Liên Xô- vào năm 1926. Ông thực hiện 11 lần truyền máu vào chính cơ thể mình với tuyên bố truyền máu sẽ chữa khỏi bệnh hói đầu và cải thiện thị lực của ông. Thật không may, trong lần truyền cuối cùng, Bogdanov bị nhiễm sốt rét và lao, rồi tử vong sau đó, để lại những nghiên cứu có giá trị về truyền máu cho con người.

Những nhà khoa học sinh nghề tử nghiệp - 4

Việc Henri Becquerel phát hiện ra phóng xạ năm 1896 đã khơi nguồn cảm hứng cho các nghiên cứu của đôi vợ chồng nhà khoa học nổi tiếng, Marie Curie (1867-1934) và Pierre Curie. Những nghiên cứu và phân tích tuyệt vời của họ đã tách được hai chất phóng xạ là poloni và radi. Marie đã dành cuộc sống của bà thực hiện nghiên cứu bức xạ và nghiên cứu bức xạ trị liệu, nhưng do bà phải tiếp xúc liên tục với chất phóng xạ, nên bà đã bị bệnh bạch cầu và qua đời năm 1934. Marie là người duy nhất nhận được hai giải Nobel ở hai lĩnh vực khác nhau là hóa học và vật lý.

Những nhà khoa học sinh nghề tử nghiệp - 5

Haroutune (Harry) K. Daghlian Jr. (1921-1945) là nhà vật lý học người Mỹ. Daghlian đã tham gia vào kế hoạch Manhattan nổi tiếng tại phòng thí nghiệm quốc gia ở Los Alamos, New Mexico. Ngày 21/8/1945, trong thí nghiệm về khối lượng, ông đã vô ý làm rơi một viên gạch vonfram cacbua vào lõi bom plutonium. Để tránh các phản ứng có hại xảy ra, ông phải dùng tay để nhấc gạch ra, điều này khiến ông bị nhiễm một lượng lớn phóng xạ và tử vong 25 ngày sau đó.

Những nhà khoa học sinh nghề tử nghiệp - 6

Malcolm Casadaban (1949-2009) là giáo sư về di truyền học phân tử và sinh học tế bào và vi sinh học tại Đại học Chicago. Casadaban thực hiện nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về một loại vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm, sau đó chính ông cũng bị nhiễm bệnh và tử vong. Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh và báo cáo phòng chống về vụ việc, vi khuẩn đã giết chết Malcolm và đồng thời cũng làm những nhân viên trong phòng thí nghiệm tử vong. Ông được chẩn đoán là nhiễm cả bệnh hemochromatosis, tức rối loạn chuyển hóa chất sắt sau khi tử vong.

Những nhà khoa học sinh nghề tử nghiệp - 7

Richard Din (1987-2012) làm việc tại Viện Nghiên cứu và Giáo dục Bắc California với nhiệm vụ nghiên cứu về một loại vắc-xin có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn Neisseria meningitides - loại vi khuẩn gây chứng viêm màng não và nhiễm trùng máu. Trong quá trình nghiên cứu, Din (bên phải) cảm thấy nhức đầu và buồn nôn. Các triệu chứng xấu đi nhanh chóng vào sáng hôm sau, khiến Din phải nhập viện. Anh đã chết 17 giờ sau khi các triệu chứng xuất hiện lần đầu tiên. Nguyên nhân là do anh đã bị nhiễm vi khuẩn viêm màng não. Anh đã không tiêm phòng viêm màng não theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh CDC, đây có thể là nguyên nhân gây tử vong mặc dù dòng vi khuẩn Din đang nghiên cứu có thể kháng lại vắc-xin. May mắn là những người tiếp xúc với Din đã được điều trị kịp thời bằng kháng sinh và không ai trong số họ nhiễm bệnh.

Theo An ninh thủ đô

Quảng cáo Hoàng Thịnh Travel
Có thể bạn quan tâm:
  • cân xe tải điện tử
  • giày nam đẹp
  • iphone
  • ao thun nam
  • ví da nam
Đưa kính viễn vọng vào vũ trụ bằng bóng bay  Những nhà khoa học tự thí nghiệm trên bản thân
Từ khóa: khoa họcrichard dinmalcolm casadabanthí nghiệm
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Những nhà khoa học tự thí nghiệm trên bản thân

[Chi tiết...]
Ô nhiễm không khí tại Singapore đạt mức kỷ lục

[Chi tiết...]
Vũ trụ sẽ bất ổn vì rác

[Chi tiết...]
Việt Nam sử dụng thành công tín hiệu định vị Galileo
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vừa thành công trong việc xác định vị trí thông qua dịch vụ mở của hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu Galileo đang được châu Âu sử dụng.
[Chi tiết...]
“Điềm báo” nháy mắt nói lên điều gì?
Về sự ứng nghiệm của loại điềm này thì mỗi người hiểu một nghĩa khác nhau và gần như do sự truyền khẩu, mà không căn cứ vào đâu cả. Đại khái đàn ông máy mắt phải là tốt, máy mắt trái...
[Chi tiết...]
Nhật lập kế hoạch phóng tàu không người lái lên Mặt Trăng
Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không Nhật Bản (JAXA) vừa tuyên bố kế hoạch phóng tàu vũ trụ không người lái lên Mặt Trăng vào năm 2018.
[Chi tiết...]
Thám hiểm mặt trăng bằng vượn máy
Trung tâm Nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo (DFKI) có trụ sở tại Bremen, Đức, vừa cho ra mắt mẫu thiết kế robot có hình dạng của loài vượn để phục vụ cho mục đích thám hiểm, thăm dò mặt trăng.
[Chi tiết...]
Cựu bộ trưởng Canada: ‘Người ngoài hành tinh có thật’
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Canada Paul Hellyer cho rằng người hành tinh có thật, đồng thời cáo buộc các nhà lãnh đạo thế giới đang giữ bí mật về sự tồn tại của họ trên Trái Đất.
[Chi tiết...]
Giải mã chân dung nàng ‘Mona Lisa thứ hai’
Bức chân dung La Bella Principessa ra đời trước Mona Lisa, được danh họa người Italy da Vinci sử dụng kỹ thuật tạo ảo ảnh thị giác khiến nhân vật có "nụ cười bí ẩn."
[Chi tiết...]
LIÊN KẾT SITE
  • Thời trang nam
  • Golden Face
  • Xưởng may quần jean
  • WinMobile
DANH MỤC
  • Lý dịch
Từ khóa
  • suit nam
  • xưởng jean
  • Danh Sách Cửa Hàng
  • áo sơ mi đẹp tại hà nội
  • áo sơ mi ngắn tay
Quảng cáo
4MEN SHOP
Có thể bạn quan tâm
  • cách thắt cà vạt
  • sỉ quần jean nam
  • giày tây
KIENTHUCONLINE.ORG Website là sự tổng hợp kiến thức online từ nhiều nguồn hữu ích

Liên hệ:
Website là một blog riêng của cá nhân tôi nếu bạn đọc có nhu cầu góp ý vui lòng liên hệ kienthuconline.org@gmail.com
  • Email: kienthuconline.org@gmail.com

Web hay:
DANH MỤC
  • Công nghệ
  • Tin học
  • Cuộc sống
  • Khám phá
  • Thời trang
  • Ẩm thực văn hóa du lịch
  • Xe
  • Online
WEB HỮU ÍCH
  • Danhsachcuahang.com
  • Thông số sản phẩm

© Copyright 2025. All Rights Reserved by KIENTHUCONLINE.ORG