Có mặt tại thị trường Bắc Mỹ vào năm 2010, tấm thạch cao Sheetrock được sản xuất theo công nghệ độc quyền từ Mỹ của Tập đoàn USG Corp đã tạo đột phá trong ngành xây dựng ở đây. Nhiều khách hàng chuyển đổi từ các loại tấm thạch cao thông thường sang sản phẩm này.
Dự án khách sạn JW Marriott Hà Nội sử dụng sản phẩm và các giải pháp của USG Boral. |
Đưa công nghệ sản xuất về Việt Nam, usg boral đã mang sản phẩm mới vào thị trường thạch cao trong nước đi kèm với những lợi ích cho người dùng ở các công trình. Cụ thể, nhờ tính năng đặc thù "tấm đanh không võng", tấm thạch cao Mỹ cao cấp Sheetrock cho phép mở rộng khung xương từ 403mm theo tiêu chuẩn thi công tại Việt Nam hiện nay lên đến 605mm nhưng vẫn đảm bảo hệ trần không bị võng. Từ đó thời gian thi công được rút ngắn, cũng như tổng chi phí công trình có thể tiết kiệm đến 10%.
Ngoài ra, tấm thạch cao Sheetrock còn thích ứng tốt với khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm khác nhau của các vùng miền Việt Nam. Hiện nay, gần 90% sản lượng tiêu thụ mặt hàng này là làm trần. Ngoài ra, tấm thạch cao có thể được sử dụng để làm vách ngăn ở các công trình cao tầng nhờ đặc tính chống cháy lan, cách âm, chống ẩm, cách nhiệt tốt.
Ngoài đột phá về công nghệ, tiềm năng của thị trường cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thành công của sản phẩm. Theo thống kê năm 2014, thị trường tấm thạch cao Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số. Đồng thời, với thị trường bất động sản đang ấm dần lên, tốc độ này được dự đoán duy trì và quy mô thị trường sẽ gấp đôi hiện nay trong 5 năm tới.
Tỷ lệ tiêu thụ thạch cao bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp (0,5 m2/người) so với các thị trường như Thái Lan (1,5m2/người), Hàn Quốc (5m2/người) và ở Mỹ (8m2/người). Chiều hướng đi xuống của lựa chọn xây nhà bằng tường gạch tại Việt Nam cũng tạo cơ hội cho ngành thạch cao phát triển trong tương lai.
Trong 10 năm qua, nhu cầu thị trường tấm trần và vách ngăn thạch cao Việt Nam phát triển và đạt khoảng 45 triệu m2 mỗi năm. Quyết định đầu tư mới của tập đoàn USG Boral sẽ góp phần khuấy động nhu cầu sử dụng trong tương lai gần.
Ông Trần Thanh Sang, Tổng giám đốc USG Boral Việt Nam nhận định: “Xu hướng các công trình xây dựng trong thế kỷ 21 sẽ chú trọng an toàn, thẩm mỹ, bền vững, đồng thời phải tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường hơn. Để đạt được điều đó cần phải kết hợp các giải pháp xây dựng mang tính đột phá, đổi mới, nhằm cung cấp cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, giúp họ xây dựng hiệu quả, đạt năng suất cao hơn và tiết kiệm chi phí”.
Thu Ngân