Tên lửa Terrier-Orion mang theo HyShot bay chệch quỹ đạo. |
Trưởng dự án, ông Allan Paull, Đại học Queensland (Australia), nói: "Tuy thử nghiệm không đem lại kết quả như mong muốn, nhưng chúng tôi đã thu được những số liệu có giá trị. Nó cho biết liệu HyShot có thể đạt được tốc độ kỷ lục hay không". Trước đó, nhóm khoa học dự định sẽ làm một thử nghiệm tiếp theo vào tuần tới. Tuy nhiên, điều đó chỉ được thực hiện khi các số liệu của lần thất bại này đã được phân tích kỹ lưỡng.
HyShot được phóng đi hôm thứ ba từ một trung tâm thử nghiệm ở phía bắc Adelaide, Australia. Toàn bộ thử nghiệm HyShot lần này trị giá 750.000 USD.
Động cơ phản lực siêu âm (scramjet)
Khác với động cơ phản lực bình thường phải mang theo cả nhiên liệu và khí đốt (ví dụ hydro lỏng và ôxy), scramjet chỉ cần mang theo nhiêu liệu và hút ôxy trực tiếp từ không khí phục vụ quá trình đốt cháy. Nhờ vậy, nó có thể giảm đáng kể trọng lượng. Tuy nhiên, điều này chỉ thực hiện được khi nó bay ở tốc độ rất lớn (gấp 5 lần tốc độ âm thanh).
Nhiệt độ không khí trước khi vào động cơ là - 50 độ C. Nhưng sau khi bị nén, nó nhanh chóng đạt tới 1.700 độ C. Khi nhiên liệu cháy, áp suất ban đầu của không khí là 0,03 atmosphere tăng vọt lên 30 atmosphere. Chính áp suất này đã tạo ra lực đẩy mạnh cho động cơ.
Minh Hy (theo CNN, BBC, dpa)
Theo dòng sự kiện:
Australia thử nghiệm động cơ phản lực nhanh nhất thế giới (20/10)
Australia phóng động cơ phản lực siêu âm (31/10)