Sân khấu Idecaf muốn tạo cơ hội cho các diễn viên trẻ nên tăng số lượng kịch mục Tết lên tới 6 vở mới. Để mở rộng địa bàn phục vụ, ngoài hai điểm diễn cố định là Idecaf và số 7 Trần Cao Vân ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã thuê nhà hát Bến Thành để diễn hai vở Ai là tỷ phú (tác giả Vương Huyền Cơ, đạo diễn NSUT Trần Minh Ngọc) và Sơn ca không hót (đạo diễn Vũ Minh). Điều đáng nói là giá vé kịch Tết tăng 20% so với thời điểm bình thường nhưng hơn 80 % các xuất diễn đều bán hết vé trước giờ diễn chính thức.
Nếu như kịch mục kịch Tết Ất Mùi của Idecaf nhấn mạnh vào yếu tố hài mang lại nụ cười giải trí đầu năm thì Hoàng Thái Thanh lại tập trung vào các vở tâm lý qua ba vở Buồn ơi chào mi, Nửa đời hương phấn, Tình như trang giấy trắng. Hai vở đầu đậm chất bi khiến khán giả phải khóc nhưng lượng vé bán ra hơn hẳn các xuất diễn trong dịp bình thường. Vở Tình như trang giấy trắng tập trung lực lượng trẻ kể về nỗi đau của một người chuyển giới cũng bán vé khá tốt.
Nói về tình hình kịch Tết năm 2015, nghệ sĩ Ái Như chia sẻ: “Do sân khấu Hoàng Thái Thanh thay đổi điểm diễn, đường đi khó khăn hơn nên lượng khán giả không đông bằng mùa Tết năm ngoái. Tuy nhiên, tôi đánh giá chúng tôi cũng thành công từ phòng vé vì lượng vé vượt hẳn những suất diễn bình thường. Nhiều hôm diễn 2 suất mà khán giả vẫn đông”.
Dàn diễn viên trẻ tạo nên sứ chút cho vở Khát khao của chàng (Dream boys) của sân khấu Thế giới trẻ |
Do có nhiều mùa kịch Tết thành công nên bà bầu Hồng Vân tung ra đến 8 vở mới với 3 thể loại hài, kinh dị và đồng tính cho mùa kịch Tết năm con dê. Khoảng một nửa số lượng vở diễn được thực hiện bởi ekip trẻ từ vai trò đạo diễn đến diễn viên bị đánh giá là chưa tốt. Tuy nhiên, vào những ngày cận Tết dàn nghệ sĩ gạo cội của sân khấu đã bỏ công sức ra “chuốt” lại những điểm còn yếu. Kết quả là cả sân khấu Supperbowl lẫn Phú Nhuận điều cháy vé. Nhiều vở diễn 2 suất/ngày, có vở diễn 3 suất/ ngày. Đến hết ngày mồng 5, NSND Hồng Vân đã gần như tắt tiếng, còn nghệ sĩ Minh Nhí do phải diễn nhiều vở 3 suất/ngày nên phải vô nước biển để lấy sức diễn tiếp.
NSND Hồng Vân trần tình: ”Lịch nghĩ Tết năm nay có vẻ không thuận lợi cho sân khấu kịch, và kinh tế khó khăn nên tôi nghĩ là mùa kịch Tết sẽ thất thu. Vậy mà cuối cùng thì từ kịch ma, kịch hài, kịch đồng tính thể loại nào khán giả cũng xem nhiều. Tôi rất vui mừng vì khán giả Sài Gòn đã hình thành thói quen xem kịch mùa Tết, một thói quen góp phần duy trì sức sống cho sân khấu”.
Sân khấu kịch Sài Gòn dù ít có tác phẩm được báo giới quan tâm bởi quá tập trung vào thể loại kinh dị, hãi hùng; nhưng ngày thường vốn đã đông khán giả mùa kịch Tết càng đông hơn. Điều này khích lệ người điều hành nghệ sĩ hài Mạnh Tràng thừa thắng xông lên và an tâm rằng sân khấu này đã đúng hướng vạch ra, đó là thành công phòng vé. Sân khấu Nụ Cười Mới dù không làm kinh dị chỉ tập trung vào hài cũng ít được báo giới quan tâm. Tuy nhiên, cũng thằng lớn nhờ tên tuổi của Hoài Linh, Trường Giang và các nghệ sĩ hài ăn khách khác.
Hơn một năm trở lại đây, sân khấu Thế Giới Trẻ nhờ đầu tư mạnh vào nội dung vở diễn, đẩy mạnh công tác quảng bá và khuyến mãi đã trở thành một đơn vị thành công ấn tượng từ phòng vé. Nếu những năm trước sân khấu này chú trọng thể loại kinh dị thì năm nay đổi hướng sang dạng kịch tâm lý hài nhẹ nhàng nhưng có ý nghĩa. Thay vì tung ra hàng loạt vở mới, ông bầu Trần Đại quyết định chỉ dựng 2 vở là Khát khao của chàng và Mỹ nam đại chiến hợp cùng Chuyện tình Bangkot phục vụ khán giả mùa Tết.
Các xuất diễn Tết bắt đầu từ mồng 1 đến mồng 10 mỗi ngày 2 suất nhưng vé đã được bán trước gần hết. Nhiều khán giả đến mua vé trong ngày phải đổi sang xem ngày sau. Giá vé cũng tăng lên 20.000 đồng nhiều hơn so với ngày thường nhưng khán giả vẫn nhiệt tình ủng hộ. Ông bầu Trần Đại cho biết: “thông thường chúng tôi chỉ phục vụ vào 3 ngày cuối tuần là thứ Sáu, thứ Bảy, Chủ nhật. Nhưng từ mồng một Tết ất mùi đến ngày 8/3/2015 chúng tôi công diễn liên tục từ thứ hai đến chủ nhật. Các ngày thứ bảy, chủ nhật sẽ diễn 2 suất”.
Việc sân khấu Thế Giới Trẻ kéo dài thời gian phục vụ khán giả sang hết “mùng” cho thấy sức hút của kịch đối với công chúng. Dù đâu đó vẫn còn than phiền về chất lượng kịch nói chung nhưng mùa tết khán giả vẫn ùn ùn xem kịch cũng là tín hiệu vui cho sự tồn tại và phát triển của sân khấu.
Bài và ảnh: Nguyễn Huy
Có thể bạn quan tâm: