Dương Quý Phi và Từ Hi Thái Hậu là những người phụ nữ nổi danh không chỉ bởi sắc đẹp mà còn bởi những bí quyết làm đẹp tuyệt vời. Cho đến tận ngày nay, các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu và phát triển những kinh nghiệm làm đẹp độc đáo của những người phụ nữ ấy:
Tắm bằng lá dâu tằm và lá tầm ma
Dương Quý Phi vẫn hiện diện trong đời sống hôm nay như một hình ảnh của mỹ nhân thời thịnh Đường. Dương Quý Phi là 1 trong 4 người đẹp vĩnh cửu của Trung Quốc, bên cạnh Tây Thi, Vương Chiêu Quân và Điêu Thuyền.
Vẻ đẹp của Dương Quý Phi là vẻ đẹp tròn trịa, đẫy đà cùng làn da mịn màng, mềm mại, hồng hào. Tuy nhiên, Dương Quý Phi lại là người phụ nữ có mùi cơ thể rất khó chịu. Vì thế, bà đã tìm mọi cách để khử đi điểm yếu này của mình. Và cách mà Dương Quý Phi chọn đó chính là tắm bằng nước suối nóng và sử dụng lá dâu tằm cùng với lá tầm ma (tầm gai). Đây là những loại lá chứa nhiều chất diệp lục, có thể giúp thần kinh tĩnh tại, đẩy mạnh quá trình tái sinh làn da, làm da dẻ sáng tươi. Trước khi tắm gội, Dương Quý Phi thường đem lá dâu tằm và lá tầm ma ngâm trong nước một thời gian rồi vớt bỏ lá đi, lấy nước đó tắm gội. Thang nước tắm này có thể làm cho da thịt sạch mịn, mềm mại. Nhờ đó mà Dương Quý Phi vừa khử đi được mùi cơ thể, lại có được làn da đẹp láng mượt như nhung.
Uống bột trân châu
Không kể đến mưu kế quyền hành, chỉ kể đến tài thuật làm đẹp thì Từ Hi Thái Hậu cũng được khẳng định là xuất sắc. Và bên cạnh những bài thuốc dưỡng thể đơn sơ giản dị từ hoa lá, Từ Hi vô cùng coi trọng một nguyên liệu làm đẹp đến từ biển cả đó chính là trân châu (ngọc trai), chúng là những hạt tròn màu trắng sữa hoặc hơi vàng óng, sản sinh trong vỏ của những động vật nhuyễn thể (như con trai, sò…).
Theo sử liệu ghi lại, Từ Hi cứ cách 10 ngày lại uống một thìa bột trân châu. Bà có một thái giám chuyên điều chế bột trân chân sau khi đã chọn được những hạt ‘thượng đẳng’, hạt nhỏ, tròn và trắng sáng. Sau đó rửa sạch những hạt trân châu đã được chọn rồi dùng vải bọc lại, đem nấu với đậu phụ khoảng 2 giờ đồng hồ rồi vớt trân châu ra giã nát, cho thêm một chút nước sạch vào, nghiền mài từ từ cho đến thật mịn, để khô ráo thành bột cực mịn sau đó sẽ pha cùng nước tinh khiết để uống.
Ngoài ra, Từ Hi còn dùng trân châu thoa mặt như một cách giúp dung nhan tươi mịn, mềm mại và còn có thể xóa những đốm đồi mồi trên da. Từ Hi Thái Hậu cũng tin rằng, trân châu còn có thể giúp kéo dài tuổi thọ, níu giữ được nét thanh xuân cho bà.
Đắp mặt bằng nhân sâm
Công hiệu làm đẹp da của nhân sâm từ lâu đã được giới học thuật uy tín khẳng định, trong nhân sâm có thành phần là sanopin. Saponin là một glicozit tự nhiên thường gặp trong nhiều loài thực vật, chính thành phần này làm nên giá trị của nhân sâm. Saponin có tác dụng làm sáng da, khỏe mạnh và giúp tinh thần tỉnh táo.
Nhưng không cần chờ đến các nhà khoa học phân tích, chứng minh thì từ thời của Từ Hi Thái Hậu và Dương Quý Phi đã coi nhân sâm như ‘bảo bối’ giúp họ trẻ đẹp. Mỗi sáng sớm, Dương Quý Phi dùng một ít canh sâm. Cách này các triều đại cung đình và các nhà giàu có thường dùng. Theo y án của cung đình thời Thanh ghi lại, mỗi buổi sáng sớm, Từ Hi Thái Hậu đều ngậm một chỉ nhân sâm. Chưa hết, Dương Quý Phi còn lệnh cho người đem bạch ngọc, nhân sâm nghiền thành bột, trộn đều với bột sắn dây thượng hạng, ban đêm dùng thoa mặt, thành một lớp mặt nạ, rửa đi trước khi đi ngủ.
Mặt nạ với bột thuốc hỗn hợp này không những có thể khử vàng, làm cho da dẻ tươi mịn, mềm mại và dồi dào sức đàn hồi, mà còn có thể hút các chật bụi bẩn trong lỗ chân lông và tế bào chết trên da, làm sạch và duy trì da dẻ trắng nõn.