Ngặt ở chỗ, đàn ông thường “tự tin”, cho nên khi mắc bệnh, họ khó đương đầu hơn so với phụ nữ. Dưới đây là những “bệnh phụ nữ” mà nam giới cũng bị dính như chơi.
1. Giọng... mái thiến
Một căn bệnh khá lạ lùng khiến nhiều đấng nam nhi phải đau đầu đó là bệnh nói giọng mái. Mặc dù ngoại hình là một người đàn ông "chuẩn men" nhưng giọng nói của họ giống đến 90% giọng con gái, vô tình khiến cho họ ngại giao tiếp với mọi người, và ngay cả bản thân họ cũng mặc cảm với chính điều đó.
Thật đáng buồn khi là đàn ông nhưng lại nói giọng nữ.
Phát âm là chức năng của bộ phận thanh quản, đây là chức năng quan trọng về mặt xã hội vì có phát âm được mới có giọng nói để giao lưu tình cảm, tiếp xúc và truyền đạt thông tin. Tùy theo bản chất và vị trí của bệnh tích thanh quản mà tiếng nói sẽ có những thay đổi khác nhau.
Thông thường, thay đổi tiếng nói là sự thay đổi tiếng của nam giới khi đến tuổi dậy thì. Một số thanh niên đã trưởng thành rồi nhưng còn giữ giọng như trẻ con, người ta gọi là tiếng dạng hoạn thị. Những trường hợp mắc phải căn bệnh này nên đến bệnh viện tai - mũi - họng gần nhất để được các bác sĩ khám và tư vấn về phương pháp điều trị cho mình một cách tốt nhất.
2. Bệnh lupus
Tỷ lệ mắc bệnh: 1 nam/ 9 phụ nữ.
Hàng bao thế kỷ nay, thầy thuốc thường cho rằng bệnh tự miễn (tức hệ miễn dịch quay lại tấn công chính cơ thể) thường chỉ xảy ra ở phụ nữ do sự tác động của hàm lượng estrogen lên hệ miễn dịch giữa đàn ông và phụ nữ có sự khác nhau.
Michael Jackson được cho là mắc cùng lúc 2 căn bệnh tự miễn: bạch biến và lupus. Triệu chứng đặc trưng của lupus là vùng má đỏ ửng. Bệnh nhân thường tử vong vào độ tuổi 40-50 do đột quỵ.
Đối với thanh niên, bệnh lupus tấn công vào nữ giới rất tàn bạo. Khi bước qua ngưỡng tuổi 50, tỉ lệ bệnh lupus ở nữ giới cũng vượt xa nam giới. Tuy nhiên, khi đã dính bệnh rồi thì diễn biến bệnh ở nam thường nghiêm trọng hơn mặc dù những phương thức trị liệu cũng giống nhau giữa nam và nữ.
3. Chứng loãng xương
Tỷ lệ mắc bệnh: 1 nam/ 4 phụ nữ.
Thông thường, ít có đàn ông nào nghĩ mình dính loãng xương. Trong khi phụ nữ thường bị loãng xương ở độ tuổi trung niên, thì nam giới vẫn có thể bị loãng xương ở độ tuổi thanh thiếu niên. Theo thời gian, lượng nội tiết tố testosterone của nam giới bị suy giảm cũng là một yếu tố gây loãng xương. Sự giảm lượng estrogen cũng là một nguyên nhân gây ra loãng xương.
Nội tiết tố testosterone suy giảm là một nguyên nhân gây loãng xương.
Trong gần một nửa các trường hợp bị loãng xương ở nam giới, các thầy thuốc cho rằng nguyên nhân là do việc sử dụng quá nhiều thuốc steroid, chẳng hạn như cortisone và prednisone vốn dĩ được dùng để điều trị những căn bệnh mãn tính. Những loại dược phẩm trị ung thư tiền liệt tuyến sẽ làm giảm lượng testosterone và cũng gây nên loãng xương. Rượu bia và khói thuốc cũng dễ gây loãng xương.
4. Ung thư vú
Tỷ lệ mắc bệnh này: 1 nam/ 108 phụ nữ.
ung thư vú ở đàn ông thường được phát hiện vào thời kỳ muộn bởi vì chẳng có đàn ông nào đi chụp nhũ tuyến (mammograms) hoặc tự khám phá ngực xem có khối u bất thường không. Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI) cũng cho rằng việc nam giới đi chụp nhũ tuyến chẳng có nghĩa lý gì.
Đàn ông thường chỉ phát hiện ra ung thư vú khi đã muộn.
Một cách lý thuyết, khi đàn ông bị ung thư vú nếu được phát hiện kịp thời thì cũng dễ điều trị. Bởi vì, đàn ông cũng có hoóc-môn estrogen trong hệ nội tiết. Vì thế, trong cơ thể nam giới cũng có những thụ thể (receptor) cho hoóc-môn vốn có tác động vào khối u. Kết quả là cơ thể đàn ông cũng đáp ứng với những loại dược phẩm vốn ngăn chặn estrogen làm “nội gián” cho những tế bào ung thư vú. Những phương thức trị liệu khác như phẫu thuật, phóng xạ, hóa trị liệu... cũng sẽ không có gì khác giữa nam và nữ.
Đàn ông nếu bệnh sử gia đình từng có người mắc bệnh thì tần suất bị ung thư vú sẽ cao hơn. Những nam giới sở hữu các loại gene BRCA1 và BRCA2 có tần suất mắc bệnh ung thư vú rất cao.
5. Vô mao
Nam giới khi bước vào tuổi dậy thì cơ thể sẽ có những thay đổi do sự thay đổi của hóc-môn. Biểu hiện ra bên ngoài bao gồm vỡ giọng, nổi mụn, tăng chiều cao, cơ bắp phát triển, lông chân lông tay phát triển, lông nách xuất hiện…
Gương mặt góc cạnh, lông chân tay phát triển là thước đo độ nam tính của đàn ông.
Hầu hết những thay đổi này đều do cơ thể bắt đầu sản xuất ngày càng nhiều nội tiết tố sinh dục nam testosterone. Do lượng hóc-môn nam tính trong cơ thể mỗi người khác nhau nên có người dậy thì sớm, có người muộn và tình trạng lông mọc trên cơ thể cũng vậy - nhiều hay ít, rậm hay thưa là tùy vào nội tiết tố của mỗi người.
Nếu cơ thể sản xuất ít testosterone thì biểu hiện các đặc tính nam giới sẽ yếu hơn, lông thưa hơn và ngược lại. Tuy testosterone là tác nhân chính nhưng không phải là yếu tố duy nhất quyết định chuyện này mà còn nhiều yếu tố khác bổ trợ, đặc biệt là các yếu tố di truyền. Nếu anh chàng nào đã bước qua tuổi dậy thì mà không hề có bất kỳ biểu hiện nào về những đặc tính nam giới như không có lông... thì có thể đã gặp phải những rối loạn nào đó trong cơ thể. Với những trường hợp này nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.