CV là nơi để bạn thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được những kĩ năng làm việc, trình độ, kinh nghiệm từ trước đến nay, mục tiêu nghề nghiệp … nhưng chính thư xin việc mới giới thiệu bạn như một ứng viên mà công ty nên cân nhắc. Vậy thì làm thế nào để có được một lá thư xuất sắc?
Trao đổi về vấn đề này, Trưởng phòng Nhân sự công ty tuyển dụng và tìm kiếm việc làm careerlink cho rằng khi có được một lá thư xin việc chỉn chu và tạo nên sự chuyên nghiệp trong cách thể hiện văn phong thì cơ hội được các nhà tuyển dụng chú ý là rất cao. Hãy tham khảo 7 yếu tố quan trọng của một lá thư xin việc dưới đây để hình dung rõ hơn nhé!
Cập nhật thông tin việc làm nhanh nhất tại: https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-nhanh
Định dạng chuẩn
Thư xin việc là một bức thư kinh doanh chính thức, vì vậy nó phải cần được viết với định dạng địa chỉ, thông tin liên lạc của bạn ở góc trên cùng bên phải (hoặc bên trái) và thông tin của công ty ở bên trái. Thư xin việc bao gồm một vài đoạn giới thiệu ngắn gọn, một số chi tiết về trải nghiệm của bạn và mong muốn cơ hội được gặp gỡ thêm.
Các yêu cầu định dạng này cần được giữ đúng ngay cả khi bạn viết thư trực tiếp trên email (không qua đính kèm). Nếu đính kèm thư trong email, hãy lưu thư dưới dạng PDF để duy trì định dạng. Điều này sẽ đảm bảo rằng thư xin việc của bạn sẽ được nhận và in với định dạng chính xác.
Người nhận cụ thể
Hãy gửi thư xin việc của bạn đến đúng người đang chịu trách nhiệm tuyển dụng cho vị trí. Ít nhất, điều này sẽ giúp bạn nổi bật hơn so với các ứng viên khác chỉ gửi đến “người nhận” chung chung là công ty hay bộ phận tuyển dụng. Bạn có thể tìm thấy thông tin người liên hệ cụ thể ở dưới mỗi thông tin đăng tuyển.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});Đoạn giới thiệu thu hút
Nhiều người bắt đầu thư xin việc của họ bằng cách viết: “Tên tôi là... và tôi muốn ứng tuyển vào trị trí... mà tôi đã xem trên trang...”. Điều này thật sự nhàm chán và không khuyến khích nhà tuyển dụng tiếp tục đọc thư. Thay vào đó, đi vào trực tiếp vấn đề bạn là ai và vì sao công ty nên cân nhắc bạn vào vị trí này, chẳng hạn: “Với 10 năm kinh nghiệm quản lý dự án, tôi tin rằng mình có những kỹ năng công ty đang tìm kiếm.”
Cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người thích hợp nhất
Thay vì nghĩ thư xin việc như một lời giới thiệu về bạn thì hãy xem nó như một lời quảng cáo chiêu hàng 10 giây. Điều gì khiến bạn khác biệt và bạn có thể đóng góp cho công ty ra sao? Phần chính của bức thư nên đưa ra một số ví dụ cụ thể về kinh nghiệm từ các công việc trước đây và cách các kỹ năng này có thể giúp ích cho công ty. Mục đích không phải là khoe khoang về trải nghiệm của bạn mà là cho thấy lí do tại sao bạn là người phù hợp với vị trí này.
Có kiến thức nhất định về công ty
Hãy nghiên cứu kỹ về công ty và đưa một số thông tin quan trọng vào thư xin việc của bạn. Điều này cho nhà tuyển dụng thấy bạn rất mong muốn làm việc với họ, chứ không chỉ là tìm kiếm một công việc phù hợp. Chẳng hạn, nếu ứng tuyển vào vị trí Marketing, bạn có thể tra cứu về các hình thức quảng cáo của công ty và mô tả trải nghiệm của bạn với một công ty khác có thể giúp nâng cao doanh số của công ty mới như thế nào. Các nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao các thông tin chi tiết này.
Lời kêu gọi hành động
Đây là một thuật ngữ trong bán hàng muốn người đọc thực hiện hành động mong muốn. Trong một bức thư bán hàng điển hình, bạn sẽ khuyến khích người đó mua một sản phẩm hay đăng ký nhận bản tin. Trong thư xin việc, bạn đang khuyến khích nhà tuyển dụng liên hệ với bạn để phỏng vấn. Vì vậy, hãy chắc chắn sử dụng ngôn ngữ khiến họ muốn hành động. Thay vì nói “mong muốn được sắp xếp một buổi phỏng vấn”, hãy nói rằng “rất vui được gặp gỡ và thảo luận về cách bạn có thể giúp doanh nghiệp của họ phát triển”. Sự khác biệt nhỏ trong từ ngữ này có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong quá trình xin việc của bạn.
Từ khóa
Thông thường, nhà quản lý tuyển dụng sẽ đọc lướt qua các hồ sơ xin việc thay vì đọc kỹ từng trang một. Để trở nên nổi bật, bạn nên chèn các từ khóa quan trọng – là những từ họ đang tìm kiếm khi đọc hồ sơ - vào thư xin việc của mình. Đây là các từ được tìm thấy ở phần mô tả - yêu cầu công việc hoặc các phần tiêu chuẩn ưu tiên trong thông tin tuyển dụng. Ví dụ, nếu nhà tuyển dụng đang tìm kiếm một người thành thạo Microsoft Excel, bạn nên đề cập đến kinh nghiệm cụ thể của mình về Excel thay vì nói rằng biết sử dụng các sản phẩm Microsoft nói chung. Khi họ đọc lướt qua thư của bạn, từ “Excel” sẽ bắt mắt họ và có nhiều khả năng họ sẽ mời bạn đến tham gia một buổi phỏng vấn.