Thiếu vitamin: nếu lưỡi có màu đỏ tươi như quả dâu, có lẽ cơ thể bạn đang bị thiếu hụt vitamin. Bạn cần bổ sung lượng vitamin hàng ngày cho cơ thể, đồng thời thay đổi thói quen ăn uống, ăn thêm những món nhiều dinh dưỡng, lưỡi sẽ quay trở lại bình thường.
Hơi thở nặng mùi: vệ sinh răng miệng không sạch sẽ sẽ khiến lưỡi đóng cáu màu nâu hay đen. Bạn nên vệ sinh răng miệng thật kĩ, nhớ thường xuyên đánh răng, làm vệ sinh lưỡi và súc miệng để miệng sạch sẽ và hơi thở không bị nặng mùi.
Nấm miệng: nếu trên lưỡi có màu trắng kem, giống như pho mát, và cạo bị chảy máu, thì bạn đã bị nấm miệng. Đây có thể chính là phản ứng do thuốc kháng sinh gây ra. Bạn nên thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm.
Ngứa: trên lưỡi xuất hiện những vết sưng phồng màu trắng và có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Bạn nên cẩn thận vì chúng có thể phát triển thành các tế bào ung thư.
Ung thư miệng: nếu phát hiện những nốt sưng phồng đỏ tròn trên lưỡi, có thể đây chính là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị ung thư miệng. Bạn nên đến bác sĩ kiểm tra càng sớm càng tốt.
Nóng bỏng trong lưỡi: cả miệng bạn sẽ có cảm giác nóng bỏng nếu đến tuổi mãn kinh. Còn nếu cảm thấy nóng trong lưỡi mà chưa đến tuổi mãn kinh, đặc biệt là trong thời kì kinh nguyệt, có thể bạn đã sử dụng kem đánh răng không phù hợp, nên thay đổi chúng.
Nhú lưỡi: trên mặt lưỡi có những nhú hình chỉ nhỏ cấu tạo bởi keratin (cùng chất với cấu tạo của tóc) nhưng chúng không hẳn là lông hay tóc. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể là nhiễm khuẩn, thuốc kháng sinh hoặc khô miệng.
Nhiệt miệng: đây là hiện tượng khá phổ biến, nhưng lại gây đau rát, thông thường sẽ tự lành trong vài ngày. Đó cũng là dấu hiệu cho thấy bạn bị thiếu hụt vitamin B12, sắt… Cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, uống nhiều nước và ăn nhiều đồ mát.