Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Châu (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương) cho biết: Tính từ đầu tháng 4/2014 đến hết tháng 9, có 78 bệnh nhân sốt mò đến điều trị tại bệnh viện huyện và thị xã Yên Bái.
Đây là căn bệnh rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng chỉ trong thời gian ngắn. Vì thế, chúng ta cần hết sức cẩn trọng.
Tìm hiểu về căn bệnh sốt mò
Bệnh sốt mò Scrub typhus (còn gọi là sốt bụi rậm, sốt triền sông Nhật Bản, sốt Rickettsia…) là một dạng bệnh truyền nhiễm do ấu trùng mò (Trombiculidae ) là trung gian gây nên. Chúng tồn tại ngoài thiên nhiên, chủ yếu sống ở các bụi cây, bụi cỏ ẩm ướt, trong các hang đá, thậm chí cả trên các loài động vật gặm nhấm... Khi ấu trùng này đốt vào người, chúng sẽ truyền bệnh vào cơ thể chúng ta qua vết đốt.
Thời gian ủ bệnh sốt mò kéo dài khoảng 6 – 21 ngày. Ngoài những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, nó còn có thể gây nguy hại tới tính mạng. Vì thế, chúng ta cần hết sức cẩn thận, nhất là những bạn thường xuyên đi phượt, đi du lịch hay công tác tới các vùng núi, rừng rậm...
Hậu quả đối với sức khỏe
Dấu hiệu rõ nhất của sốt mò ở thời kỳ toàn phát là các vết loét. Chúng xuất hiện khắp cơ thể, kể cả những vùng như nách, thắt lưng, vành tai, rốn, mi mắt… Bên cạnh đó, bạn có thể gặp các triệu chứng như sốt, phát ban, sưng hạch, đau hạch… Nghiêm trọng hơn, sốt mò có thể làm tổn thương các cơ quan phủ tạng. Thậm chí, bệnh có thể phát nặng ngay trong tuần đầu tiên và dẫn đến tử vong do suy đa phủ tạng. Theo thống kê, khả năng tử vong của sốt mò trong giai đoạn trước kháng sinh có thể lên tới 50 – 60%. Với các trường hợp có thể chữa khỏi, các bạn vẫn có nguy cơ gặp phải các biến chứng về sau như rối loạn tuần hoàn, giảm thính lực kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau đó.
(Ảnh: Zing)
Do xảy ra chủ yếu ở khu vực rừng núi, trang thiết bị lạc hậu, cũ kỹ, không được chữa trị kịp thời nên các trường hợp mắc căn bệnh này thường gặp phải những hậu quả rất nghiêm trọng. Bởi vậy, cách tốt nhất cho chúng ta chính là phòng tránh ngay từ đầu.
Cách đề phòng
Hiện nay, căn bệnh sốt mò này vẫn chưa có vắc-xin đặc hiệu phòng tránh. Cách duy nhất cho chúng ta là cách ly với nguồn bệnh và các vật trung gian gây bệnh. Đặc biệt, những bạn yêu thích phượt hay đi du lịch xa nên chú ý để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh nguy hiểm này bằng một số lưu ý như sau:
- Hạn chế đi vào vùng sốt, tránh tiếp xúc với người đang bị sốt mò. Nếu đi qua khu vực này, chúng ta nên sử dụng quần áo tẩm chất chống côn trùng như benzyl benzoat.
- Trang bị quần áo kín, buộc kín gấu quần khi đi vào rừng núi, hang động, mang tất tay, chân, ủng… để bảo vệ cơ thể.
- Bôi các chất xua côn trùng như diethyltoluamide lên các vùng da hở.
- Không nên đặt ba lô, đồ đạc trực tiếp lên cỏ. Đặc biệt, chúng mình tuyệt đối tránh nằm lên bãi cỏ nhé!
- 15/10/14 14:18 Nước ép bưởi có tác dụng giảm cân như thế nào?
- 13/10/14 17:05 Tăng cường sức khỏe với quả Chà là khô
- 10/10/14 17:07 Tìm ra cách đánh tan mỡ bụng đơn giản và không gây đau đớn
- 09/10/14 21:51 Cảnh báo bạn có thể bị trầm cảm