Các chuyên gia của Đại học Cambridge (Anh) đã phân tích 8 công trình nghiên cứu trước đây và tìm thấy, cứ tăng thêm một giờ chơi ngoài trời mỗi tuần, thì nguy cơ trẻ phải đeo kính cận giảm đi 2%. Việc tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và dành thời gian quan sát vật thể ở xa có thể là tác nhân quan trọng nhất, nhóm tác giả cho biết. Ngoài ra, có thể còn do việc chơi ngoài trời khiến trẻ ít khi phải nhìn gần, tiếp xúc với ánh sáng cực tím tự nhiên và gia tăng các hoạt động thể chất. Sau khi tìm hiểu các nghiên cứu liên quan đến hơn 10.000 trẻ em và trẻ vị thành niên, tiến sĩ Justin Sherwin và cộng sự nhận thấy trẻ cận thị có số giờ chơi ngoài trời ít hơn 3,7 tiếng mỗi tuần so với trẻ có thị lực bình thường hoặc viễn thị. Tuy nhiên, lý do thực của chuyện này chưa rõ ràng. Cận thị đang trở nên ngày càng phổ biến ở các nước phát triển lẫn đang phát triển. Ở một số vùng của châu Á, hơn 80% dân số mắc tật này. T. An |
Có thể bạn quan tâm: