Anchal Lamba, người điều hành gong cha Mỹ - Ảnh Internet
Anchal Lamba, một phụ nữ 28 tuổi đến từ New York, là một doanh nhân trẻ rất kiên trì. Cô không đến từ Mỹ hay Đài Loan, nhưng cô muốn mở một thương hiệu từ một công ty có trụ sở tại Đài Loan ở Mỹ. Phải mất hai năm dài để có được các quyền thương hiệu. Bây giờ, cô là chủ tịch của Gong Cha Mỹ, một thương hiệu trà sữa trân châu của Đài Loan, với 22 cửa hàng hoạt động ở 4 bang và còn tiếp tục mở rộng.
Trước khi biết đến Gong Cha, Anchal Lamba và gia đình vốn là những "fan bự" của trà sữa, thức ngọt làm từ trà, sữa và hạt trân châu. Khi cha cô đến từ một chuyến công tác đến Hồng Kông vào năm 2012, ông nói với cô rằng ông đã được nếm thử loại trà sữa trân châu ngon nhất từ trước đến giờ tại Gong Cha.
Quang cảnh một quán trà sữa Gong cha - Ảnh Internet
Cô gái trẻ tuổi này đã nhìn ra cơ hội mang thương hiệu này lần đầu về Mỹ. Với sự ủng hộ và tư vấn của người cha doanh nhân, Lamba bắt đầu quá trình bền bỉ liên lạc với hãng trà Đài Loan để xin nhượng quyền. Ban đầu, cô vấp phải sự hoài nghi từ chính Gong Cha. Thương hiệu chưa từng xuất hiện tại Mỹ, cũng như xa lạ với thị trường ngoài châu Á, đáp lại đề nghị của Lamba: "Chúng tôi không chắc có thể làm ăn được như ở Trung Quốc hay Đài Loan".
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});Thế nhưng không bỏ cuộc, cùng với lòng kiên trì, Lamba dành tới 2 năm thuyết phục và "đeo bám" công ty Đài Loan. Bấy giờ cô còn đang giữ vai trò quản lý bán hàng cho một hãng thời trang và phụ kiện. Sự bền bỉ của cô chắc chắn đã được đền đáp. Vào tháng 4 năm 2014, họ đã mở cửa hàng Gong Cha đầu tiên tại Flushing, Queens, New York. "Cửa hàng đầu tiên tại Flushing làm ăn thuận lợi ngay ngày khai trương", cô nhớ lại.
Không giống một số món ăn Trung Quốc khó lòng vươn ra ngoài khu người Hoa, trà sữa dễ gần gũi với số đông. Thức uống ngọt này được xem là "thân thiện" hơn so với cách thưởng trà truyền thống của người Trung Quốc hay Nhật Bản. Bên cạnh đó, việc nhai trân châu đem lại cảm giác "vui mồm" cho người thưởng thức.
Lamba thú nhận phải mất chút thời gian, để người Mỹ làm quen với món trà có những hạt dẻo bên trong. Cô kể: "Ban đầu, vài người thường hơi sợ, nhưng rồi khi thử ngụm nữa, họ bắt đầu thấy thú vị. Sau vài lần như vậy, họ nghĩ rằng: "Có lẽ tôi muốn dùng thêm".
Lamba tài trợ đồ uống cho các sự kiện sinh viên để quảng bá trà sữa - Ảnh Internet.
Để quảng bá sản phẩm trà sữa của mình, Lamba tài trợ sự kiện các trường đại học, cung cấp đồ uống miễn phí cho các buổi gặp mặt câu lạc bộ. Thành công với quán trà đầu tiên giúp doanh nhân trẻ được Gong Cha trao quyền mở thêm chi nhánh ở New York rồi New Jersey, Massachusetts và Texas chỉ trong vòng 1-2 năm. Sau 4 năm, cô gái 28 tuổi nắm trong tay cả một "đế chế" trà sữa với 22 cửa hàng và còn tiếp tục mở rộng.
Từ sự trải nghiệm của bản thân, doanh nhân trẻ dành lời khuyên cho những cá nhân mong muốn kinh doanh qua con đường nhượng quyền: tìm đến những sản phẩm mà chính họ có thể kết nối, bị cuốn hút và say mê. Trong trường hợp của cô là trà sữa, vì đó là điều Lamba không thôi nói về hằng ngày."Với tâm huyết đủ bền bỉ, sau cùng mọi người sẽ hiện thực hóa được dự định", Lamba nói.