Kien thuc online
  • CUỘC SỐNG
    • Kinh nghiệm cuộc sống
    • Đồng cảm
  • TIN TỨC
    • Học hành - tuyển sinh
    • Thông tin việc làm
    • Tin tức online
    • Tin tức thị trường
    • Điện ảnh
    • Showbiz
    • Ca nhạc
  • KHÁM PHÁ
    • Những điều kỳ thú
    • Lý dịch
  • THỜI TRANG
    • Ngành thời trang
    • Chân dung nhà thiết kế thời trang
    • Tư vấn bí quyết mặc đẹp
    • Phối - Mix đồ
    • Tin tức thời trang
  • DU LỊCH
    • Du lịch trong nước
    • Du lịch quốc tế
    • Văn hóa du lịch
  • Xe cộ
    • Xe 2 bánh
    • Xe 4 bánh
  • Hình ảnh
    • Thiên nhiên hoang dã
    • Duyên dáng Việt Nam
    • Hot girl
    • Nhà đẹp
    • Hoa Hậu
    • Kiến trúc
    • Ảnh trẻ thơ
  • Kiến thức Online
  • Cuộc sống
  • Kinh nghiệm cuộc sống
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Con nói lắp, bố mẹ càng sửa càng nặng

Con nói lắp, bố mẹ càng sửa càng nặng

 Con nói lắp, bố mẹ càng sửa càng nặng

Thấy cậu con trai 4 tuổi lắp bắp "Mẹ... mẹ ... mẹ cho con... con cái...", chị Hòa nghiêm mặt "Mẹ đâu mà lắm thế, lúc nào con nói đúng, rành rọt, mẹ sẽ lấy cho". Cậu nhóc nói đi nói lại, càng lúc càng lí nhí, rồi cuối cùng òa khóc. 

25/07/2013 Đăng bởi Kiến Thức Online
kien thuc online
Nội dung bài viết

"Cả nhà mình không ai nói lắp, ở lớp con cũng không, vậy mà chẳng hiểu sao từ lúc 3 tuổi thằng bé lại cứ lắp ba lắp bắp. Hai vợ chồng mình đã rất nghiêm, để ý và sửa cho con từng từ một nhưng tình trạng có vẻ ngày càng nặng", chị Hòa (Trung Kính, Hà Nội) kể. 

Chị cho biết, để giúp con nói chuẩn, chị đã bảo với con nói lắp là không tốt, rồi đề nghị cả bố và ông bà bé ở nhà hễ thấy con nói lắp là bắt con nói lại ngay. Chị cũng nhờ cô giáo ở lớp giúp con chỉnh sửa. "Có lúc mình cố tình nói nhại lại theo kiểu lắp của con rồi hỏi bé xem như thế nghe có hay không, hoặc khi con nói lắp thì không trả lời, không đáp ứng yêu cầu. Thế nhưng, điều tệ nhất là bé có vẻ ngày càng ít nói và hay khóc hơn", chị Hòa thổ lộ. 

 con nói lắp bố mẹ càng sửa càng nặng - 1
Ảnh minh họa: Ongisland.mamasnetwork.com.

Tiến sĩ Nguyễn Duy Dương, khoa Thính - thanh học, Bệnh viện tai mũi họng trung ương cho biết, trẻ nói lắp là nói lặp lại, kéo dài hoặc không nói ra được một từ nào đó cần nói. Tật này hay xảy ra ở trẻ tập học nói, 2,5-3 tuổi. Khoảng 80% trẻ nói lắp tự khỏi trong 2 năm, 20% còn lại sẽ khỏi khi đi học và khoảng 5% trẻ tiếp tục nói lắp đến khi thành người lớn. 

Trẻ em nói lắp có thể là lặp từ, chẳng hạn "Bố, bố... ơi", nếu không phát hiện kịp thời và điều chỉnh thì có thể chuyển thành dạng kéo dài từ (như bố...ố...ơi)  hoặc mất hẳn từ (bố...ố... nhưng không phát ra được từ ơi). Tình trạng nói lắp của trẻ có thể tiến triển nặng khi người lớn có thái độ không đúng: như trách móc (mẹ bảo con không được lắp bắp thế cơ mà), quát mắng, chỉnh sửa không phù hợp... Khi đó, trẻ sẽ tránh nói hoặc phải dùng sức rất nhiều khi nói, khiến mất hẳn từ.

Trường hợp bé Huy, 8 tuổi (Nghệ An) - một bệnh nhân đến khám tại khoa Thanh - thính học gần đây là một ví dụ điển hình. 

Bé Huy có tật nói lắp. Dù rất thông minh, làm toán giỏi nhưng em luôn bị điểm kém môn tập đọc. Bố mẹ Huy phiền lòng và thường mắng con "bài dễ thế mà con cũng không đọc trôi chảy được" và cố gắng tìm mọi cách chỉnh sửa cho con. Mỗi lần thấy con nói lắp từ nào là phụ huynh bắt bé nói đi nói lại từ đấy. Huy ngày càng căng thẳng và phải lấy hơi mỗi khi nói. Từ chỗ chỉ nói lắp từ, giờ em nói những câu mất từ. Tuy nhiên, khi hát hay nói những câu dễ, cháu có thể nói liền mạch, không hề lắp. Thấy tình trạng nói lắp của con ngày càng ảnh hưởng đến học tập, bố mẹ em mới đưa con đi khám. 

Bác sĩ Nguyễn Duy Dương cho biết, trẻ nói lắp vì nhu cầu ngôn ngữ của các em quá lớn trong khi khả năng ngôn ngữ lại có hạn. Trẻ hạn chế vốn từ vựng và kỹ năng ngữ pháp trong khi lại luôn muốn diễn đạt rất nhiều nhu cầu, ý kiến của mình. Trẻ nói lặp đi lặp lại, kéo dài, về sau thành cung phản xạ, vi xử lý trung ương ở vỏ não gián đoạn và thành vòng xoắn bệnh lý.

Theo bác sĩ, bệnh này điều trị càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, khi con nói lắp, bố mẹ càng cố gắng chỉnh sửa đôi khi lại gây tác dụng ngược, can thiệp đến tư duy ngôn ngữ tự nhiên của trẻ. Nếu cộng thêm những bình luận không tốt, thái độ chỉ trích, trẻ càng căng thẳng, tự ti và mức độ nói lắp nặng thêm. Hơn nữa, thường bố mẹ chỉ nhận ra con nói lắp là lặp từ còn bác sĩ sẽ đánh giá rõ mức độ lắp như thế nào. Cách chỉnh sửa không bài bản của bố mẹ làm cung phản xạ nói lắp nặng thêm, khó chữa hơn. 

"Tâm lý không phải nguyên nhân gây bệnh nhưng có thể làm bệnh nặng thêm. Nắn chỉnh ngôn ngữ ở trẻ rất dễ thất bại. Với các em, việc việc chỉnh sửa chủ yếu phải theo cách chơi, chứ không phải cứng nhắc uốn nắn", bác sĩ cho biết.

Hiện nay, có nhiều trường phái trị liệu nói lắp. Thứ nhất là nắn chỉnh cách nói, sử dụng các bài tập nói kết hợp với tập thở bằng cơ hoành. Thứ hai là khuyến khích người bệnh sử dụng các từ không bị lắp, dần dần tăng lên, phát triển rộng ra các từ trước đây hay lắp, có thể hát theo nhịp điệu, đọc bài quen thuộc, kết hợp với tập thở và tư vấn tâm lý... Với trẻ em, một liệu pháp khá hiệu quả là Lidcombe Program for stuttering - chương trình điều trị sớm tật nói lắp tại nhà, bằng cách không nắn chỉnh khi người bệnh nói không trôi chảy. Cụ thể là:

+ Cho trẻ xem tranh có các hình ảnh hoạt động, con vật, đồ chơi, bảo trẻ nói ngay, không cần nghĩ, không đi sâu vào vòng xoáy bị lắp. Những chỗ trẻ không nói lắp, khuyến khích, khen ngợi để bé tự tin hơn, nói đúng đần. Bố mẹ không được bình luận, chê bai con, không bao giờ tạo áp lực cho con.

+ Cho trẻ tham gia các hoạt động về lời nói trong chương trình giao tiếp với nhóm: chẳng hạn như chơi, trò chuyện cùng anh chị, bố mẹ... Trong quá trình này, khi nói với bé hay nghe bé nói, cần luôn giữ thái độ bình thường, tuyệt đối không bảo bé bị nói lắp. Cho bé hát những bài hát con thích, sau đó đọc lời bài hát... 

+ Khuyến khích trẻ nói từ đơn giản, không đòi hỏi tư duy ngôn ngữ. Không nên bắt trẻ nói nhiều tình huống phức tạp, không coi việc giao tiếp của trẻ căng thẳng quá  Hình thành phản xạ nói không bị lắp từ câu đơn giản, dần dần, từ từ kéo sang những từ khác.

Và thường, chương trình này được bác sĩ hướng dẫn cho bố mẹ để cùng con luyện tập ở nhà. Quá trình này cần thật kiên nhẫn, kiên trì và bố mẹ có sự cầu tiến, đúng phương pháp. 

Vương Linh

* Tên các bệnh nhi trong bài đã được thay đổi

Quảng cáo Hoàng Thịnh Travel
Có thể bạn quan tâm:
  • ví da
  • sỉ quần jean
  • shop áo khoác
  • quần sịp nữ
Sao Việt bật mí bí quyết trẻ đẹp Menard Fairlucent điều trị nám và làm trắng da
Từ khóa: bé nói lắpcách chữa nói lắpviện tai mũi họng
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Menard Fairlucent điều trị nám và làm trắng da
Với kinh nghiệm 55 năm trong ngành mỹ phẩm, Menard giới thiệu bộ đôi tinh chất làm trắng tại Nhật Bản - Fairlucent Clear Lotion A và Fairlucent Whiter Essence - điều trị nám và làm trắng da.
[Chi tiết...]
Chơi Sudoku để đốt cháy calo
Khi chúng ta làm cái gì đó khó khăn như giải câu đố hay làm bài kiểm tra, bộ não có thể đốt cháy 1,5 calo mỗi phút.
[Chi tiết...]
Việt Nam dùng văcxin thế hệ cũ nên tỷ lệ phản ứng cao
Một số văcxin Việt Nam đang sử dụng thuộc thế hệ cũ như văcxin ho gà toàn tế bào, văcxin viêm não Nhật Bản từ não chuột, văcxin bại liệt đường uống… Điều này phần nào ảnh hưởng đến tỷ lệ phản ứng sau tiêm chủng.
[Chi tiết...]
Liệu pháp trẻ hóa da mới
Công nghệ tạo hình khuôn mặt không cần phẫu thuật bằng mô mỡ nguyên bào giúp tái tạo da trắng hồng chỉ sau một lần thực hiện.
[Chi tiết...]
Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch
Lượng chất béo càng cao thì tỷ lệ tử vong do bệnh nhồi máu cơ tim càng cao. Nghiên cứu trên thế giới cho thấy: khẩu phần ăn của người Nhật Bản có lượng chất béo chiếm 25% năng lượng...
[Chi tiết...]
Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan
Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...
[Chi tiết...]
Dinh dưỡng phòng chống bệnh tật trong thai kỳ
Dị tật bẩm sinh thai nhi và một số bệnh lý trong thai kỳ vẫn có thể ngăn ngừa bằng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý. Một vài yếu tố được chứng minh có liên quan trong việc phòng...
[Chi tiết...]
Axit folic giúp giảm nguy cơ chậm nói ở trẻ
Những thức ăn giáu axit folic Nghiên cứu của Na-Uy phát hiện ra rằng phụ nữ không bổ sung axit folic trước và trong thai kỳ tăng gấp hơn 2 lần nguy cơ có con bị chậm phát triển ngôn ngữ nặng...
[Chi tiết...]
Bớt ăn thịt xông khói để dễ thụ thai hơn
Tiến sĩ Myria Afeiche và cộng sự, đến từ đại học Harvard, đã khảo sát 156 người đàn ông đang muốn có con bằng thụ tinh trong ống nghiệm thường xuyên ăn thịt chế biến, thịt đỏ, thịt...
[Chi tiết...]
LIÊN KẾT SITE
  • Thời trang nam
  • Golden Face
  • Xưởng may quần jean
DANH MỤC
  • Làm cha mẹ
  • Học làm người
  • Kinh doanh - làm giàu
Từ khóa
  • tour du lịch
  • cân ô tô
  • cân xe tải 100 tấn
  • quần short nam đẹp
  • áo khoác nam vải dù
Quảng cáo
4MEN SHOP
Có thể bạn quan tâm
  • bỏ sỉ quần jean
  • quần áo nữ giá sỉ
  • taxi 7 chỗ quy nhơn giá rẻ
  • áo lót nữ
  • size áo nữ
  • nha khoa
  • ốc hương sống
  • cân 60kg
KIENTHUCONLINE.ORG Website là sự tổng hợp kiến thức online từ nhiều nguồn hữu ích

Liên hệ:
Website là một blog riêng của cá nhân tôi nếu bạn đọc có nhu cầu góp ý vui lòng liên hệ kienthuconline.org@gmail.com
  • Email: kienthuconline.org@gmail.com

Web hay:
DANH MỤC
  • Công nghệ
  • Tin học
  • Cuộc sống
  • Khám phá
  • Thời trang
  • Ẩm thực văn hóa du lịch
  • Xe
  • Online
WEB HỮU ÍCH
  • Danhsachcuahang.com
  • Thông số sản phẩm

© Copyright 2025. All Rights Reserved by KIENTHUCONLINE.ORG