Điều tra do Viện Khoa học kỹ thuật Bảo hộ Lao động tiến hành. Ngoài các bệnh này, thì do tính chất công việc đặc thù, dân văn phòng cũng hay bị căng thẳng.
Đa phần họ đều cho rằng, các triệu chứng này không còn nữa sau khi có một kỳ nghỉ dài. Tuy nhiên, vẫn có một số ít cho rằng các triệu chứng bệnh mà họ gặp lúc nào cũng theo họ kể cả sau một kỳ nghỉ dài ngày.
Máy tính, máy photocopy... phải để nơi thoáng gió, thường xuyên lau bụi. Ảnh: Kiến thức. |
Tiến sĩ Trần Hồng Côn, Khoa Hóa, Đại học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, hiện nay, nhiều người làm việc trong các tòa nhà, văn phòng có biểu hiện mắc các bệnh nhà kín như: mệt mỏi, căng thẳng, nặng đầu, chóng mặt, buồn nôn... Tuy nhiên, trong thực tế không nhiều người biết đấy là hội chứng của bệnh nhà kín.
Vì thế, điều quan trọng là nâng cao nhận thức và huấn luyện cho nhân viên văn phòng về ô nhiễm không khí trong nhà, các triệu chứng bệnh nhà kín và phương pháp luyện tập nhằm làm giảm các triệu chứng này.
Các chuyên gia cho rằng, sau ngày lao động, mọi người nên tăng cường vận động cơ thể để tránh hậu quả của sự giảm vận động trong khi làm việc. Đặc biệt cần chú ý khám sức khoẻ đầy đủ các chuyên khoa, phát hiện, điều trị kịp thời và phòng tái phát hiệu quả.
Ngoài ra, cần có những biện pháp nhằm làm giảm thiểu các chất gây ô nhiễm không khí như: tăng cường thông gió, giảm nhiệt độ và độ ẩm trong phòng. Đối với việc sử dụng đồ gỗ, nếu là đồ mới mua cần để bên ngoài vài ngày và lau chùi để chất formaldehyde bay hết mới đưa vào phòng. Ngoài ra, các trang thiết bị như máy vi tính, photocopy, fax... cần được bố trí theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, kê nơi thoáng gió và thường xuyên được lau chùi và bảo dưỡng theo định kỳ.
Trong các cao ốc, văn phòng cũng nên hạn chế sử dụng chất tẩy rửa và diệt côn trùng ở mức thấp nhất để tránh tác động của hóa chất tác động đến không khí trong phòng làm việc. Nhân viên vệ sinh nên lau dọn khi văn phòng có ít người hoặc mọi người đã rời nơi làm việc. Cũng cần bố trí hệ thống thông gió hút tại khu vực dành riêng cho hút thuốc lá, nhà vệ sinh, bếp.
Thạc sĩ Ngô Quốc Khánh, Phòng Công nghệ môi trường, Trung tâm Khoa học Môi trường và Phát triển Bền vững, Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ Lao động cho biết: "Ở nước ta có quá ít nghiên cứu về chất lượng không khí trong các toà nhà cao ốc, văn phòng. Ta cũng chưa có bất kỳ một tiêu chuẩn/hướng dẫn nào quy định và đánh giá chất lượng môi trường không khí trong nhà, đặc biệt là trong các cao ốc, văn phòng".
Các chuyên gia cho rằng, các cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu và ban hành tiêu chuẩn/hướng dẫn quy định nồng độ chất ô nhiễm và đánh giá chất lượng không khí trong cao ốc, văn phòng.
(Theo Kienthuc)
Có thể bạn quan tâm: