Kien thuc online
  • CUỘC SỐNG
    • Kinh nghiệm cuộc sống
    • Đồng cảm
  • TIN TỨC
    • Học hành - tuyển sinh
    • Thông tin việc làm
    • Tin tức online
    • Tin tức thị trường
    • Điện ảnh
    • Showbiz
    • Ca nhạc
  • KHÁM PHÁ
    • Những điều kỳ thú
    • Lý dịch
  • THỜI TRANG
    • Ngành thời trang
    • Chân dung nhà thiết kế thời trang
    • Tư vấn bí quyết mặc đẹp
    • Phối - Mix đồ
    • Tin tức thời trang
  • DU LỊCH
    • Du lịch trong nước
    • Du lịch quốc tế
    • Văn hóa du lịch
  • Xe cộ
    • Xe 2 bánh
    • Xe 4 bánh
  • Hình ảnh
    • Thiên nhiên hoang dã
    • Duyên dáng Việt Nam
    • Hot girl
    • Nhà đẹp
    • Hoa Hậu
    • Kiến trúc
    • Ảnh trẻ thơ
  • Kiến thức Online
  • Cuộc sống
  • Kinh nghiệm cuộc sống
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói

Việc học nói ở trẻ vô cùng quan trọng và nhận biết thời gian học nói ở trẻ giúp các bậc phụ huynh đưa ra những can thiệp đúng đắn, kịp thời nhất. Các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi trung ương đã...

05/01/2015 Đăng bởi Kiến Thức Online
kien thuc online
Nội dung bài viết
Việc học nói ở trẻ vô cùng quan trọng và nhận biết thời gian học nói ở trẻ giúp các bậc phụ huynh đưa ra những can thiệp đúng đắn, kịp thời nhất.

Các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi trung ương đã đưa ra tư vấn

Phụ huynh hồi hộp chờ con học nói

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói - 1
Ảnh minh họa

2 tuổi nhưng bé Bùi Phương Anh – trú tại Hà Đông, Hà Nội rất chậm nói. Điều khiến mẹ của cháu Phương Anh luôn cảm thấy dằn vặt là chị đã giao con cho người giúp việc trong thời gian cháu bé học nói. Chị tâm sự “ tôi bận quá nên cháu ở nhà với người giúp việc. Hai bà cháu suốt ngày xem ti vi nên cháu không chịu học nói theo âm thanh thông thường. Tôi có tham vấn chuyên gia tâm lý, bác sĩ cho biết cháu bé có thể đã xem ti vi quá nhiều”.

Mẹ cháu Phương Anh hỏi bạn bè thì mọi người trấn an không phải lo, chờ bé nói nhiều rồi sẽ như súng liên thanh. Nhưng bố mẹ cháu bé vẫn không thể ngồi yên chờ con nói như súng liên thanh. Họ chỉ sợ con có vấn đề về ngôn ngữ.

Còn trường hợp của bá Nguyễn Minh Châu – 3 tuổi trú tại Nam Từ Liêm, Hà Nội thì khác. 3 tuổi nhưng bé Châu chỉ biết nói theo những lời của người lớn nói. Cháu rất chậm phát âm. Cha mẹ cháu bé phải cho con đi học ở các lớp phát âm nhưng tình trạng cũng không có nhiều cải thiện. Mẹ của bé Châu cho biết mỗi buổi học 300 nghìn đồng/2 tiếng nhưng con chị vẫn rất chậm trong phát âm mặc dù thính giác của bé tốt, không có dấu hiệu của tự kỷ.

Theo bác sĩ Trần Thu Thủy – bệnh viện Nhi Trung ương rất nhiều bậc phụ huynh gặp khó khăn trong việc đánh giá tình trạng chậm nói của con chỉ là tạm thời và có thể chờ đợi thêm, hay đó là tình trạng bệnh lý thực sự, cần tới sự can thiệp của các chuyên gia. Nắm bắt các dấu hiệu báo động tình trạng chậm phát triển lời nói và ngôn ngữ của trẻ giúp cha mẹ đưa ra quyết định đúng đắn hơn. Để nhận biết các dấu hiệu trẻ chậm nói , theo bác sĩ Thủy các bậc phụ huynh cần lần lượt nhận biết qua các điểm sau.

Các khái niệm cơ bản 

Rối loạn lời nói và ngôn ngữ là sự phát triển bất thường của ngôn ngữ. Đây là dạng chậm phát triển phổ biến nhất, gặp nhiều hơn so với các dạng chậm phát triển khác (thị lực, vận động, nhận thức, kỹ năng xã hội và cảm xúc). 

Lời nói là phương tiện giao tiếp bằng lời, thể hiện bằng âm thanh. Ba thành phần chính của lời nói là phát âm, giọng nói và sự lưu loát. Rối loạn lời nói xuất hiện khi trẻ phát âm nhưng người khác không hiểu, chẳng hạn trẻ bị tật nói lắp, nói ngọng ngịu. 

Ngôn ngữ là phương tiện để thể hiện và tiếp nhận thông tin thông qua lời nói hoặc cử chỉ (ngôn ngữ tín hiệu, ngôn ngữ cơ thể). Ngôn ngữ là thước đo trí thông minh, vì vậy rối loạn phát triển ngôn ngữ nghiêm trọng hơn rối loạn lời nói. 

Chậm phát triển ngôn ngữ là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự, nhưng tốc độ chậm hơn. 

Các dấu hiệu cảnh báo chậm phát triển ngôn ngữ

Khoảng 1/5 trẻ em nói hoặc sử dụng từ ngữ chậm hơn so với các bạn cùng lứa. Một số bé thậm chí còn có biểu hiện rối loạn hành vi do nổi cáu vì không có khả năng thể hiện điều mình muốn nói. Chậm nói đơn thuần đôi khi chỉ mang tính tạm thời và có thể mất đi nhờ sự trợ giúp của gia đình. Cha mẹ cần động viên trẻ “nói” bằng cử chỉ hoặc âm thanh, dành nhiều thời gian chơi với con, đọc sách và nói chuyện với bé. Trong một số trường hợp, trẻ có thể cần thêm sự trợ giúp của các chuyên gia. Đôi khi, chậm nói lại có thể là dấu hiệu báo động cho những rắc rối nghiêm trọng hơn, như mất thính lực, chậm phát triển trong các lĩnh vực khác hoặc thậm chí là bệnh tự kỷ. Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ cũng có thể là biểu hiện của bệnh khó học, thường chỉ được chẩn đoán khi trẻ đi học. 

 

Sau đây là một số dấu hiệu cảnh báo về tình trạng chậm phát triển lời nói và ngôn ngữ của trẻ. 

3-4 tháng

Không đáp ứng với tiếng động mạnh.

Không phát ra âm thanh gừ gừ.

Bắt đầu gừ gừ nhưng không biết bắt chước các âm thanh (khi 4 tháng).

7 tháng

Không đáp ứng với tiếng động. 

12 tháng

Không tìm cách giao tiếp với người khác (bằng cách sử dụng âm thanh, cử chỉ hay lời nói), kể cả khi cần giúp đỡ hay muốn điều gì đó. 

Không biết nói một từ nào, chẳng hạn “mẹ” hay “bà”.

Không bi bô, phát ra các phụ âm (ví dụ p hoặc b).

Không biết làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, chỉ tay.

Không phản ứng khi được gọi tên. 

Không hiểu và phản ứng với các từ như “không”, "chào bé" và “bai bai ”.Không quan tâm tới thế giới xung quanh. 

15 tháng

Không hiểu và phản ứng với các từ như “không”, “dậy nào”.

Không nói được từ nào.

Không chỉ vào đồ vật hay bức tranh khi được hỏi, ví dụ “Quả bóng đâu?”.

Không chỉ vào vật mình thích, như thể muốn nói “Mẹ nhìn đây!”, và ngước nhìn bạn. 

18 tháng

Không thể chỉ vào vài bộ phận của cơ thể (ví dụ đầu, mắt, mũi) khi được yêu cầu.

Chưa thể nói được 6 từ. 

Không thể giao tiếp bằng bất cứ cách nào, kể cả khi cần giúp đỡ, không biết chỉ vào thứ mình muốn.

Chưa nói được các từ đơn giản như "mẹ", "bế". 

Không hiểu các mệnh lệnh đơn giản, ví dụ "Đừng sờ vào!". 

Không đáp lại bằng lời nói hoặc cử chỉ khi được hỏi "Cái gì đây?", "Dép bé đâu?".

19-23 tháng

Vốn từ tăng chậm (không đạt một từ mới mỗi tuần).

24 tháng

Chưa nói nổi 15 từ

Không tự nói ra lời mà chỉ nhại lại lời nói của người khác.

Không thể thực hiện những cuộc hội thoại đơn giản, với các câu gồm 2 từ ví dụ “Mẹ bế”, “Uống nữa” (hoặc nói còn vấp váp). 

Không dùng lời nói để giao tiếp, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp. 

Không hiểu các chỉ dẫn hay câu hỏi dài hơn (ví dụ “Lấy giầy của con đi”, “Con muốn uống không?”, “Bố đâu rồi?”)

Không biết chơi giả vờ với búp bê hay tự chơi với chính mình (ví dụ cho búp bê ăn, nói một mình, tự chải đầu làm đẹp).

Không biết bắt chước hành động hay lời nói của người khác.

Khi xem sách, bé không thể chỉ vào một bức tranh mà bạn gọi tên.

Không thể nối hai từ với nhau.

Không biết công dụng của những đồ vật thông dụng trong nhà (ví dụ như bàn chải đánh răng hay bát đĩa).

Chú ý: Ở độ tuổi này, khoảng 1/5 trẻ em có thể có dấu hiệu chậm nói. Nhiều trẻ trong số đó sẽ đuổi kịp các bạn khi lớn lên. 

25 - 35 tháng 

Không nói được câu đơn giản có 2-4 từ.

Không thể gọi tên vài bộ phận của cơ thể.

Không thể nhớ những thứ được lắp đi lắp lại nhiều lần, chẳng hạn một bài thơ ngắn.

Không biết đặt các câu hỏi đơn giản.

Không ai trong gia đình có thể hiểu bé.

3 tuổi

Không sử dụng đại từ nhân xưng nào (con, mẹ).

Không thể ghép các từ thành câu ngắn (ví dụ “Mẹ giúp con”,” Muốn uống nữa”)

Không hiểu những chỉ dẫn hay câu hỏi ngắn (ví dụ “Lấy giầy của con và đặt lên giá”, “Trưa nay con muốn ăn gì?”.

Lời nói rất không rõ ràng, khiến người trong gia đình và người ngoài đều không hiểu.

Vẫn thường xuyên lắp bắp (rất khó phát ra âm thanh hay từ ngữ), khi nói vẻ mặt bé nhăn nhó.

Không đặt câu hỏi. 

Ít quan tâm hoặc không quan tâm tới sách truyện.

Không quan tâm và không tương tác với các trẻ khác.

Đặc biệt khó tách khỏi bố mẹ.

4 tuổi

Chưa thể phát âm thành thục phần lớn các phụ âm.

Chưa hiểu khái niệm “giống nhau” và “khác nhau”.

Không sử dụng đại từ “con” và “mẹ” đúng cách.

Nếu trẻ có các biểu hiện nêu trên, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là kiểm tra khả năng nghe của con. Kể cả nếu bé có vẻ vẫn nghe tốt cũng không nên chủ quan vì trẻ em rất giỏi đoán biết dựa vào hình ảnh và cử chỉ. Khiếm khuyết về nghe cần được phát hiện sớm để được điều trị kịp thời. 

Cha mẹ không nên chờ đợi và hy vọng con sẽ tự vượt qua khiếm khuyết. Cần đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa nếu bạn có nghi ngờ về sự phát triển ngôn ngữ của con. Báo với bác sĩ nếu thấy bé mất đi các kỹ năng đã học trước đó. Trẻ không đáp ứng với âm thanh hoặc không phát ra âm thanh cần được đặc biệt chú ý. Bất thường ngôn ngữ được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ, mang lại cho bé những cơ hội tốt đẹp hơn trong cuộc đời. 

Tin Update
  • 29/12/14 16:44 Những thói quen xấu gây hại cho đôi tay phụ nữ
  • 27/12/14 18:27 Choáng với cách giáo dục giới tính của Nhật, Mỹ
  • 27/12/14 17:24 Lưu ý để sử dụng túi sưởi, chăn điện an toàn trong mùa đông
  • 25/12/14 09:54 Những thực phẩm giã rượu tốt nhất
Quảng cáo Hoàng Thịnh Travel
Có thể bạn quan tâm:
  • giày nam đẹp
  • cân xe tải điện tử
  • giày tây nam
5 thực phẩm chống bệnh trầm cảm mùa đông Những thói quen xấu gây hại cho đôi tay phụ nữ
Từ khóa: chậm nóigiao tiếpdấu hiệutrẻ chậm nói
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Những thói quen xấu gây hại cho đôi tay phụ nữ
Những khuyết điểm như da sạm màu, vòng eo thừa mỡ… luôn có cách che giấu nhờ mỹ phẩm, trang phục. Nhưng bạn sẽ không thể ngăn đôi tay “tố cáo” thói quen sinh hoạt Thói quen xấu gây hại cho...
[Chi tiết...]
Thiếu nữ cứ gặp đàn ông là xin được ôm
Đang là cô bé khỏe mạnh, bỗng dưng Loan mắc bệnh rối loạn tâm thần chỉ vì bố mẹ ly hôn, thiếu quan tâm. Triệu chứng rối loạn cảm xúc khiến em không giữ được hành vi của mình. ...
[Chi tiết...]
Choáng với cách giáo dục giới tính của Nhật, Mỹ
Ở các quốc gia phát triển, việc giáo dục giới tính được đề ra rất sớm và cụ thể... Mẹ người Hoa “choáng” với giáo dục giới tính Mỹ Sáu năm trước, một bà mẹ người Hoa đem đứa...
[Chi tiết...]
4 bệnh tình dục khủng khiếp bạn chưa biết
Có thể bạn đã nghe về các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia, herpes… Tuy nhiên, cũng có những bệnh tình dục khác cũng nguy hiểm không kém mà bạn chưa từng nghe. Chuyên gia về...
[Chi tiết...]
Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch
Lượng chất béo càng cao thì tỷ lệ tử vong do bệnh nhồi máu cơ tim càng cao. Nghiên cứu trên thế giới cho thấy: khẩu phần ăn của người Nhật Bản có lượng chất béo chiếm 25% năng lượng...
[Chi tiết...]
Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan
Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...
[Chi tiết...]
Dinh dưỡng phòng chống bệnh tật trong thai kỳ
Dị tật bẩm sinh thai nhi và một số bệnh lý trong thai kỳ vẫn có thể ngăn ngừa bằng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý. Một vài yếu tố được chứng minh có liên quan trong việc phòng...
[Chi tiết...]
Axit folic giúp giảm nguy cơ chậm nói ở trẻ
Những thức ăn giáu axit folic Nghiên cứu của Na-Uy phát hiện ra rằng phụ nữ không bổ sung axit folic trước và trong thai kỳ tăng gấp hơn 2 lần nguy cơ có con bị chậm phát triển ngôn ngữ nặng...
[Chi tiết...]
Bớt ăn thịt xông khói để dễ thụ thai hơn
Tiến sĩ Myria Afeiche và cộng sự, đến từ đại học Harvard, đã khảo sát 156 người đàn ông đang muốn có con bằng thụ tinh trong ống nghiệm thường xuyên ăn thịt chế biến, thịt đỏ, thịt...
[Chi tiết...]
LIÊN KẾT SITE
  • Thời trang nam
  • Golden Face
  • Xưởng may quần jean
  • WinMobile
DANH MỤC
  • Làm cha mẹ
  • Học làm người
  • Kinh doanh - làm giàu
Từ khóa
  • áo quần nam
  • thiết bị điện
  • ví da
  • áo khoác da nam
  • oto accord
Quảng cáo
4MEN SHOP
Có thể bạn quan tâm
  • phòng nha phú nhuận
  • bỏ sỉ quần jean
  • taxi du lịch quy nhơn
  • cân dien tu 60kg
KIENTHUCONLINE.ORG Website là sự tổng hợp kiến thức online từ nhiều nguồn hữu ích

Liên hệ:
Website là một blog riêng của cá nhân tôi nếu bạn đọc có nhu cầu góp ý vui lòng liên hệ kienthuconline.org@gmail.com
  • Email: kienthuconline.org@gmail.com

Web hay:
DANH MỤC
  • Công nghệ
  • Tin học
  • Cuộc sống
  • Khám phá
  • Thời trang
  • Ẩm thực văn hóa du lịch
  • Xe
  • Online
WEB HỮU ÍCH
  • Danhsachcuahang.com
  • Thông số sản phẩm

© Copyright 2025. All Rights Reserved by KIENTHUCONLINE.ORG