Dù là bệnh hay chỉ do xuống máu chân tạm thời, tình trạng này cũng khiến bạn khó chịu và mất tự tin, rất bất tiện khi mang giày dép và đi lại. Phù chân xảy ra khi lượng dịch nhầy dư thừa bị tắc trong các mô. Biểu hiện của chứng phù như sau:
- Mô ngay dưới da bị sưng phù
- Tăng kích thước thắt lưng
- Da giãn hoặc căng bóng
- Khi bạn ấn ngón tay lên da, phần da bị lún vài giây rồi mới trở lại bình thường.
Chân bình thường (trái) và chân bị phù.
Lý do phổ biến nhất gây ra hiện tượng phù bao gồm: uống nhiều thuốc, uống hoặc tiêm hormone, phù bạch huyết, bệnh tim và tắc mạch máu, do vết thương, béo phì, bệnh thận, viêm nhiễm, mang thai, viêm khớp, bệnh gan, suy tĩnh mạch.
Để trị chứng phù này, bạn hãy áp dụng phương pháp r-i-c-e gồm 4 bước sau:
1. Rest your legs (Để chân nghỉ ngơi): Bạn nên nằm ngửa, vì ngồi sẽ càng dễ gây tắc mạch máu quanh đầu gối và thắt lưng. Nên tháo giày.
2. Ice (Chườm lạnh): Để kích thích máu chảy về tim, bạn nên dùng phương pháp chườm lạnh. Bạn chườm khoảng 10-20 phút mỗi lần quanh chân.
3. Compression (Băng ép): Để giảm thiểu tình trạng sưng phù và đẩy máu từ chân chảy ngược lên, bạn nên quấn bông băng quanh những vùng bị ảnh hưởng (mắt cá và chân) hoặc bạn có thể dùng vớ y khoa (vớ áp lực).
4. Elevate (Giữ chân cao): Khi đang nằm, bạn hãy dùng gối chèn dưới chân để kích thích máu chảy ngược lên thân trên.
Ngay khi nhận thấy tình trạng phù thuyên giảm, bạn nên nhẹ nhàng massage vùng chân để giúp bài tiết các dịch nhầy ra khỏi tế bào và mô, đồng thời kích thích lưu thông máu.
Da bị lõm hẳn vào khi phù chân.
6 CÁCH NGĂN NGỪA TÌNH TRẠNG PHÙ CHÂN
- Đừng ăn thực phẩm nhiều đường, vì dư thừa insulin dẫn đến gia tăng sodium và dịch nhầy, đặc biệt ở những người bị tiểu đường tuýp 2. Theo thời gian, việc tiêu thụ nhiều đường sẽ dẫn đến suy tim xung huyết vào huyết áp cao.
- Nạp thêm magiê: Magiê cực kì hữu ích trong trường hợp này, nó giúp giảm sự co rút cơ bắp thường thấy ở người bị phù chân, đồng thời giảm tình trạng tắc kinh ở phụ nữ.
- Uống nhiều nước: Phù chân có thể là hậu quả của việc mất nước. Khi cơ thể thiếu nước, nó sẽ đẩy nước trở lại tế bào, kết quả là tế bào bị sưng. Trong những trường hợp phức tạp hơn, não có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Để ngăn chặn tình trạng thiếu nước, bạn hãy thường xuyên uống 7-10 ly nước mỗi ngày.
- Tập thể dục: Tập thể dục giúp co giãn cơ bắp, đẩy máu trở lại tim. Điều này cũng ngăn chặn tình trạng hạch bạch huyết dồn máu về chân. Nếu bạn phải ngồi hoặc đứng quá nhiều, hãy chịu khó thư giãn đầu gối và mắt cá chân, tránh ngồi bắt chéo chân.
Bạn nên nằm gác chân lên cao để giảm thiểu tình trạng phù chân.
- Giảm muối: Khi bạn tiêu thụ dư thừa sodium, cơ thể sẽ tích nước để duy trì tỉ lệ sodium/nước cân bằng. Tình trạng tích nước gây ra phù.
- Thuốc lợi tiểu: Việc tiêu thụ các loại rau xanh lợi tiểu sẽ làm giảm sự tích tụ chất nhầy trong mô. Các thực phẩm lợi tiểu bao gồm đậu que, rau lá xanh, tỏi, ngò tây, củ dền, măng tây, tỏi tây, nho, hành, dứa, bí đỏ. Tỏi đặc biệt hữu ích vì nó chứa allicin, một loại thuốc giãn mạch tự nhiên giúp mạch máu nở ra, thuận lợi cho việc tuần hoàn máu.
Nếu bên cạnh phù chân bạn còn bị đau đầu, khó thở, tức ngực thì hãy gặp bác sĩ ngay nhé.