Mỹ nhân 27 tuổi họ Dương không chỉ có sắc đẹp khuynh quốc khuynh thành, hát hay, đàn giỏi mà còn sở hữu thân hình nõn nà được cho là hoàn mỹ theo tiêu chuẩn thời bấy giờ. Chính nhờ lợi thế này, dương quý phi tuy là người đến sau nhưng đã đánh bại cả ngàn mỹ nữ trong chốn hậu cung để độc chiếm ông vua 61 tuổi nhưng lại rất đa tình của triều đại nhà Đường.
Dù sở hữu ba ngàn mỹ nữ trong cung, Đường Huyền Tông vẫn không thể rời mắt khỏi Dương Quý Phi. Ở cạnh nàng, đấng quân vương có cảm giác ấm áp, lãng mạn đến lạ lùng. Nhan sắc khuynh nước khuynh thành của đại mỹ nhân khiến vị vua già mê đắm không dứt.
Dương Quý Phi là người đàn bà đẹp sắc nước hương trời.
Nhiều người đã từng băn khoăn rằng, điều gì đã khiến Dương Quý phi có được sắc đẹp và cơ thể khiến Đường Huyền tông chết mê chết mệt đến như vậy? Phải chăng mỹ nhân họ Dương có bí quyết gì đặc biệt để giúp mình duy trì nhan sắc và sự quyến rũ? Người ta cho rằng, câu trả lời nằm ở chính những trái vải, thứ quả mà Dương Quý Phi cực kỳ khoái khẩu.
Dương Quý Phi coi ăn vải là ‘thần dược’ cho sắc đẹp
Chuyện Dương Quý phi thích ăn vải đã từ lâu trở thành câu chuyện nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Thiên "Dương Quý phi ngoại truyện", sách "Tân Đường thư" có chép rằng, Dương Quý phi thích ăn vải, nên để làm vừa lòng ái phi của mình, Đường Huyền tông đã lệnh cho người cưỡi ngựa dùng phương thức chạy tiếp sức vận chuyển vải từ vùng Lĩnh Nam về Trường An để Dương Quý phi thưởng thức.
Thậm chí Đỗ Mục có bài thơ nổi tiếng "Quá hoa thanh cung" để nói về niềm vui khi được thưởng thức trái vải của Dương Quý Phi:
Trường An hồi vọng tú thành đồi ,
Sơn đính thiên môn thứ đệ khai.
Nhất kỵ hồng trần phi tử tiếu,
Vô nhân tri thị lệ chi lai!
(Trường An trông tựa gấm hoa thêu
Nghìn cửa trên nên đã mở đều
Ngựa ruổi bụi hồng, phi mỉm miệng
Ai hay vải tiến đã về triều! )
Vậy cũng đủ thấy người đẹp Ngọc Hoàn mê mẩn trái vải tới mức nào. Tương truyền, ngay từ thuở bé, Dương Quý Phi đã rất thích ăn loại quả này. Sau khi nhập cung, sở thích thuở xưa của nàng vẫn không thay đổi. Nhưng vải chỉ trồng được ở vùng phía Nam, lại không thể bảo quản lâu ngày. Cứ đến mùa vải, Đường Huyền Tông lại sai người, ngựa lặn lội đường xá xa xôi, tới phương Nam để chở về kinh đô Trường An, dâng lên người đẹp.
Theo sử liệu, Dương Quý Phi sở dĩ rất thích ăn vải bởi người đẹp nhận ra công hiệu giải độc, dưỡng dung nhan của loại quả ngọt thơm này. Trong trái vải chứa hàm lượng đường cao, có tác dụng bổ sung năng lượng, tăng cường dinh dưỡng. Người phụ nữ ăn vải sẽ giúp ngực nở, vòng ba căng tràn. Điều này đặc biệt thích hợp với thời Đường, thời đại mà một người đẹp phải hơi mập một chút. Thêm nữa, ăn vải khiến cơ thể toát nhiều mồ hôi, giúp giải trừ độc tố trong người. Loại quả này chứa hàm lượng protein và vitamin phong phú nên có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, khiến da dẻ hồng hào, nhẵn nhụi; trị chứng hôi miệng…Đó quả là những công dụng tuyệt vời để giữ gìn dung nhan ở người phụ nữ.
Tuy nhiên, tục ngữ Trung Quốc cũng có câu: “Nhất chích lệ chi tam bả hỏa”. Ăn nhiều vải dễ bị nóng trong, nặng thì lở miệng, chảy máu mũi… Dương Quý Phi cũng chẳng ngoại lệ. Để đối phó với những nhược điểm trên, nàng tích cực thu thập kinh nghiệm dân gian để phòng ngừa. Khi cơ thể ngọc ngà xuất hiện vấn đề, Dương Quý phi đã nghiên cứu để tìm ra cách khắc phục, để vừa có thể ăn vải thỏa thích lại vừa không bị nóng. Sách "Ngũ nguyên Thiên Bảo di sự" có chép rằng, Dương Quý phi có hai bí quyết giải nhiệt: một là ngậm “ngọc ngư”, hai là uống sương đọng trên hoa. “Ngọc ngư” được nhắc tới ở đây ý chỉ miếng ngọc được mài giũa thành hình con cá. Theo sử sách, hằng ngày, người đẹp đều ngậm một miếng ngọc trong miệng, vừa để giải khát, lại có tác dụng thanh nhiệt giải độc, rất tốt cho phổi.