Trong thế giới hiện đại, việc sử dụng Internet đã trở thành điều bắt buộc của cuộc sống. Không thể chối bỏ những lợi ích của công nghệ này trong công việc, vui chơi, giải trí và nhiều hoạt động khác của cộng đồng. Tuy nhiên, mọi thứ đều tồn tại hai mặt tốt – xấu. Hầu hết chúng ta đều ý thức được mạng xã hội như con dao hai lưỡi, nhưng không phải ai cũng thoát khỏi những cám dỗ của nó, đặc biệt là giới trẻ, việc sa chân trở thành “nô lệ” của mạng xã hội ngày càng phổ biến và nghiêm trọng.
(Ảnh sưu tầm trên Internet)
Dấu hiệu cho thấy bạn đang phát cuồng mạng xã hội
Cầm điện thoại 24/24, chủ yếu nói chuyện với bạn bè, người thân qua mạng hay việc treo cảm xúc lên Facebook, Zalo… và vui buồn vì nó, thậm chí là F5 liên tục để đếm like, comment thì chắc chắn bạn đang bị ám ảnh bởi mạng xã hội.
Thậm chí, nhiều người còn chọn thế giới ảo là nơi trốn chạy hiện thực mà quên mất rằng, mạng xã hội không thể thay thế được thực tại. Việc mất điện thoại hay bị gián đoạn mạng wifi, 3G trong thời gian ngắn cũng khiến bạn cảm thấy bồn chồn,bứt rứt không yên. Trong một cuộc khảo sát, nhiều bạn trẻ đã thú nhận rằng, một ngày không dùng facebook sẽ có cảm giác như bị cắt đứt mọi mối liên hệ.
Sẽ không quá bất ngờ khi được hỏi: “Điều đầu tiên bạn làm mỗi sáng là gì?”, câu trả lời nhận được nhiều nhất ở giới trẻ là sử dụng điện thoại để truy cập vào tài khoản trên các phương tiện truyền thông xã hội mình sử dụng.
Bài học đắt giá bởi những ám ảnh từ mạng xã hội
Mặc dù không tiêu cực và có ảnh hưởng ngay lập tức như ma túy hay rượu, nhưng việc sử dụng mạng quá nhiều cũng khiến bạn gặp phải một số vấn đề. Thời gian qua, không ít những trường hợp tự tử vì không chịu nổi áp lực từ mạng xã hội, đa số do bị vu khống, thóa mạ từ thế giới mạng.
Mọi người chắc hẳn còn nhớ vụ việc hai nữ sinh tại Bình Thuận bị lấy thông tin và hình ảnh cá nhân ghép vào một bài viết với nội dung họ bị công an bắt giữ do hiếp dâm một nam thanh niên đến chết. Vụ việc này đã khiến cả hai cô gái bị chấn động tinh thần nghiêm trọng, có ý định tử tự trước những áp lực từ dư luận. Tuy nhiên, đây vẫn là trường hợp may mắn khi gia đình và chính quyền kịp thời can thiệp xác minh thông tin và lấy lại danh dự cho hai cô gái trẻ. Đầu năm 2017, thế giới từng chấn động trước trò chơi sinh tử mang tên “Cá voi xanh” tại Nga. Trào lưu “kinh dị” này đa cướp đi sinh mạng của 130 bạn trẻ. Theo đó, khi tham gia trò chơi này, người chơi sẽ phải vượt qua những thử thách trong 50 ngày. Họ được khuyến khích dung dao khắc hình cá voi lên cơ thể, thực hiện các nhiệm vụ gây hại cho bản thân từ quản trị viên, cuối cùng là “Hãy tự sát”.
(Ảnh sưu tầm trên Internet)
Dường như càng lao theo những trào lưu trên mạng xã hội, người trẻ càng rơi vào trạng thái cô đơn. Khi các mối quan hệ thực tại không được quan tâm, vun vén và mở rộng, chỉ cần rời khỏi màn hình máy tính hay smartphone, nhiều người sẽ rơi vào trạng thái lac lõng. Giữa gianh giới cuộc sống thực - ảo, có lẽ họ đã tự phá vỡ và rơi vào bế tắc.
Khi nghe đến những trại cai nghiện facebook , không ít người sẽ bật cười, đơn giản vì việc nghiện mạng xã hội không gây hậu quả ngay lập tức nên người ta vẫn thường thờ ơ với nó. Các chuyên gia tâm lý và xã hội trên thế giới đã đưa ra lời khuyên về việc “cai nghiện Facebook” từ nhiều năm trước, nhưng những cảnh báo này ít khi được thực hiện triệt để. Thiết nghĩ, thay vì tự nhấn chìm mình trong thế giới ảo, người trẻ nên tự học cách quản trị cảm xúc, tạo ra giá trị thực của bản thân và tin tưởng vào chính mình trước khi bị đám đông chi phối một cách tiêu cực.
Có thể bạn quan tâm: