- Kỳ 1: Báo động nạn béo phì trẻ mầm non đô thị lớn
- Kỳ 2: Bữa ăn mầm non, giàu tình yêu thiếu khoa học
- Kỳ 3: Con cái chúng ta ăn nhiều quá
Dù với gần 20 năm trong nghề nuôi dạy trẻ mầm non và cùng với thực tế của một người làm mẹ nhưng cô giáo Mã Mỹ Loan, hiệu trưởng trường Mầm non Quốc tế Saigon Academy nói bà và các thầy cô giáo trong trường vẫn chưa đủ sức để đưa ra một thực đơn chuẩn nhất giúp các trẻ có đầy đủ dinh dưỡng mà không bị béo phì.
Cô Loan nói, chẳng hạn một loại chuẩn đó là chế độ ăn dựa vào từng độ tuổi và nhu cầu ăn của từng em. Theo đó có 2 nhóm: nhóm nhà trẻ (từ 1 đến 3 tuổi) và nhóm mẫu giáo (từ 3 đến 5 tuổi). Hàm lượng Kcal cho trẻ ở độ tuổi nhà trẻ từ 1000 đến 1200Kcal/ ngày và tuổi mẫu giáo từ 1200 đến 1500Kcal/ ngày.
Về thành phần trong thực đơn, mỗi ngày các món ăn được chế biến cho trẻ có đến 28 thành phần thực phẩm. Với nhóm nhà trẻ, tổng 3 bữa ăn trong ngày của mỗi trẻ có lượng đạm khoảng 52gr, đường khoảng 127gr và chất béo khoảng 27gr; còn nhóm mẫu giáo, tổng 3 bữa ăn trong ngày của mỗi trẻ khoảng 59gr đạm, khoảng 157gr đường và khoảng 29gr chất béo.
Khối lượng thực phẩm mà các trẻ dùng nhiều nhất trong ngày là sữa chua, trái cây, cá, gạo… Trong đó, các em ở nhóm nhà trẻ mỗi ngày sử dụng lượng sữa chua: 100gr, trái cây: 60gr, cá:50gr, gạo: 40gr..., còn nhóm mẫu giáo, lượng sữa chua : 100gr, trái cây: 80gr, cá : 62gr, gạo: 60gr…
Để đảm bảo tính dễ ăn, tránh nhàm chán, các loại thực phẩm này mỗi ngày sẽ được thay đổi với những loại khác nhau nhằm giúp các em ăn không bị ngán, nhưng vẫn đảm bảo được số lượng và hàm lượng Kcal trong một ngày của trẻ.
Tập cho trẻ biết ăn rau
Trong ngày, mỗi trẻ ở đây cũng được chia thành 3 bữa ăn đặc (sáng, trưa và xế) nhưng có thêm một bữa ăn lỏng vào xế sáng lúc 9 giờ với món sữa chua.
Một trong những vấn đề mà các chuyên gia dinh dưỡng lo lắng là sự mất cân đối dinh dưỡng trong các bữa ăn của trẻ ở một số trường mầm non, đó là rất nhiều đạm, chất béo nhưng lại thiếu rau.
Khi nhìn qua thực đơn của trường Saigon Academy, tất cả 3 bữa ăn đặc trong ngày đều có rau của quả. Ngay như bữa ăn sáng với một tô hủ tiếu Nam Vang, các đầu bếp cũng chế biến có đủ 4 nhóm thực phẩm. Ngoài thịt, trứng , tôm, bún gạo thì trong tô hủ tiếu chế biến cho các trẻ ăn cũng có củ cải đỏ, củ cải trắng, hành lá…
Theo cô Loan, đặc trưng của trẻ là thường không thích và chưa có thói quen ăn rau. Chính vì thế nhà trường đã phải tập cho các em ăn rau bằng các hoạt động cụ thể trên lớp như: bé vào bếp, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ…
Qua đó, tập cho trẻ lặt rau, rửa rau và luộc rau, sau đó hướng cho trẻ hiểu được việc ăn rau rất tốt cho cơ thể và từ đó hướng cho trẻ ăn rau một cách thích thú.
“Hiện nay nhiều trẻ chỉ mới 18 đến 24 tháng khi vào bữa ăn đã tự đến khay xúc rau ăn một cách tự nhiên và ăn ngon lành. Mỗi ngày trẻ ăn khoảng 50gr rau”,cô Loan cho hay.
Mặc dù nhà trường cũng đã chuẩn bị sẵn một số bài bản tập luyện và phục hồi nếu có trẻ có dấu hiệu thừa cân béo phì. Tuy nhiên, cho đến nay, Saigon Academy chưa có bất kỳ trẻ nào thừa cân béo phì hay suy dinh dưỡng,
- Kỳ 1: Báo động nạn béo phì trẻ mầm non đô thị lớn
- Kỳ 2: Bữa ăn mầm non, giàu tình yêu thiếu khoa học
- Kỳ 3: Con cái chúng ta ăn nhiều quá