Không ai có nghĩa vụ phải đối tốt với bạn nên hãy học cách cảm ơn
Chúng ta còn bé thì cha mẹ, thầy cô chăm chút nhưng khi chúng ta đã trưởng thành, nếu bản thân không biết tự chăm sóc mình thì sẽ chẳng ai chăm sóc mình cả. Ngoài ra, đi làm và ngồi trên giảng đường tiếp thu tri thức là hai việc rất khác nhau.
Nhịp điệu của cuộc sống đại học là tương đối chậm, ngày ngày lên giảng đường để viết bài và làm bài tập về nhà mỗi ngày, để đảm bảo rằng chúng ta đủ điểm để qua môn. Nhưng trong công việc thì khác, áp lực của mỗi người không phải là nhỏ, nếu họ có thể dành thời gian để giúp bạn, công việc của họ có thể bị ảnh hưởng.
Nếu đồng nghiệp giúp đỡ bạn chứng tỏ họ đang quan tâm đến bạn, đến tập thể chung vì vậy bạn phải biết cảm ơn họ. Đừng bao giờ chỉ nhận mà không trao đổi hay tương tác, sinh ra ai cũng phải tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình, nếu họ đã bỏ tâm tư ra cho bạn thì ít nhất bạn phải học được hai chữ tử tế.
Làm vừa thì đừng mong kết quả, phải làm hết sức
Nếu bạn có thể hoàn thành xuất sắc những việc đơn giản, thì con đường phát triển sự nghiệp của bạn sẽ nhanh hơn một bước so với những sinh viên tốt nghiệp cùng thời khác. Nếu một người nào đó làm được việc mà ai cũng bỏ qua và coi đó là tầm thường thì anh ta sẽ là kẻ phi thường.. Nếu bạn đùn đẩy công việc đó cho người khác, trong khi đó là nhiệm vụ của bạn, điều này sẽ làm tổn hại nghiêm trọng mối quan hệ giữa các đồng nghiệp.
Để thoát khỏi những nhiệm vụ nhàm chán này chỉ có cách là tiến về phía trước, không phải trốn tránh. Nếu bạn trốn tránh nó, nhiệm vụ nhàm chán tiếp theo sẽ vẫn tìm đến bạn, và vị trí của bạn cũng không thay đổi.
Vội vàng chẳng giải quyết được gì
Bạn càng mất kiên nhẫn, bạn càng khiến bản thân sai lầm. Điều quan trọng nhất là bạn kiên trì, mỗi ngày tiếp thu và rèn luyện một chút thì bạn sẽ trở nên tiến bộ hơn so với những người không cố gắng. Nếu bạn không có kỹ năng, đó là bởi vì trước đây bạn đã không bắt đầu tích lũy kinh nghiệm.
Sống vội khiến bạn bỏ lỡ những điều tuyệt vời nhất mà những người đồng nghiệp cũng như công việc có thể cho bạn.
Tự học tốt hơn là nhờ vả người khác
Nhiều người mắc thói quen ỷ lại, cứ chỉ trông chờ sếp hoặc đồng nghiệp đi trước dạy bảo mình thế nhưng bạn định chờ đến bao giờ? Ai cũng bận và cũng phải kiếm tiền cho mình, làm gì có ai sống hộ bạn. .
Sự khác biệt là một số người phàn nàn, không chịu cố gắng học hỏi trong khi một số người cố gắng học tập chăm chỉ. Sự khác biệt này sẽ được thể hiện rõ bằng tiền lương của họ sau hai hoặc ba năm làm việc. Nếu bạn chưa có một công việc mơ ước, có thể vì kỹ năng của bạn chưa đủ. Vì vậy, hãy đầu tư thời gian vào việc học các kỹ năng mới và phát triển những chân trời mới, bạn sẽ tốt hơn bẩn thân bạn trước đây.
Làm việc cho mình chứ không phải cho sếp mình
Những gì bạn học là kỹ năng bạn cần cho bạn, không phải cho người khác. Nếu một nhân viên nghĩ rằng anh ta chỉ làm việc cho sếp, thì anh ta thực sự không có động lực để làm việc tốt. Công việc của anh ta có thể được trả lương đúng với công sức anh ta bỏ ra nhưng hầu hết các trường hợp, anh ta sẽ lười biếng làm việc và lấy cớ rằng sếp của anh ta trả lương quá thấp. Nếu đây là tâm lý, làm thế nào bạn có thể cải thiện trình độ chuyên môn của bạn.
Sống ở công sở tốt thôi đừng tốt quá
Giúp đỡ người khác là tốt nhưng đừng vì thế biến mình thành nô lệ cho người khác sai bảo. Luôn luôn có một số người điếc ở nơi làm việc, những người có năng lực kém nhưng lại không chịu học hỏi. Họ sẽ luôn tìm đến bạn như một vị cứu tinh của đời họ. Nếu bạn vẫn cứ tốt và giúp họ thì công việc của bạn sẽ không biết khi nào mới xong.
Mặc dù từ chối người khác nhưng cần phải thông minh hơn. Không nên dứt khoát quá cũng đừng ngó lơ đề nghị của họ. Hãy xem bản thân làm được gì, chỉ nên đứng bên hỗ trợ và nhắc nhở mà thôi.