Bạn chắc chắn sẽ thấy mình may mắn khi được sinh ra ở thế kỷ 21 khi không phải trải qua những hủ tục làm đẹp quái đản này!
Cạo sạch chân mày
Chị em hẳn sẽ phải khóc thét lên nếu bị cạo sạch hàng chân mày như những người phụ nữ châu Âu cổ đại này. Thế nhưng đó lại là phương pháp loại bỏ khuyết điểm của họ theo quan niệm bấy giờ.
Và sự thật đã được khai sáng: Đại dịch còi xương lúc bấy giờ chính là nguyên nhân khiến lông mày của phụ nữ châu Âu rụng hết. Điều này vô tình tạo nên trào lưu khó đỡ vẫn còn được lưu truyền đến tận ngày nay.
Nhuộm răng đen
Tục nhuộm răng đen xuất hiện ở cả Việt Nam và Nhật Bản thời xa xưa.Tục này bắt nguồn từ thói quen ăn trầu của người Việt khiến răng bị xỉn màu. Để che lấp khuyết điểm này, những người phụ nữ đã nhuộm răng thành một màu đen tuyền.Trào lưu thời thượng lúc bấy giờ là da càng trắng, răng càng đen thì càng đẹp.
Da trắng bệch, răng đen tuyền là mốt làm đẹp kì lạ thời bấy giờ
Còn phụ nữ Nhật Bản thì chọn nhuộm răng đen như một cách để khẳng định vẻ đẹp và sự cam kết gắn bó lâu dài với đời sống hôn nhân.
Nuôi móng tay siêu... dài
Để móng tay dài là một cách làm điệu hết sức bình thường ở thế kỷ 21, tuy nhiên vào thời nhà Thanh, trào lưu làm đẹp này lại có phần kì quái một chút. Vào thời này, cả nam giới lẫn phụ nữ đều thích để móng tay dài tận 20-25 cm.
Chỉ có những quý tộc thời xưa mới theo đuổi được phong cách để móng tay dài ngoằng như thế này
Người ta quan niệm rằng móng tay dài là biểu tượng của sự giàu có sung túc, hàm ý những người để móng dài thường không thể lao động chân tay mà phải luôn có gia nhân hầu hạ.
Xóa lông mi
Vào thời Phục Hưng, lông mi được xem là biểu tượng của sự vô đạo đức. Chính vì vậy mà những người phụ nữ đã chấp nhận chịu đau để... nhổ trụi hàng lông mi cong vuốt. Cách làm đẹp hết sức man rợ này chính là một trong những sản phẩm hũ tục của xã hội lạc hậu thời bấy giờ.
Không hiểu phụ nữ châu Âu thời Phục Hưng đã sống như thế nào với hàng lông mi và chân mày trụi nhẵn như thế này...
Ép ngực cho phẳng đi
Thế kỷ 21, phụ nữ thế giới đua nhau đi nâng ngực để tăng thêm phần quyến rũ. Ngược lại, ở thế kỷ 19, người ta lại tìm cách biến bộ ngực thành phẳng lỳ
Phụ nữ thời Phục Hưng thường phải bó ngực hoặc đeo tấm kim loại trước ngực để làm ngực... lép tự nhiên
Vào thời này, bộ ngực to được xem là một điều cấm kỵ của Kito giáo, là dấu hiệu của sự đồi trụy, vì thế những người phụ nữ phải tìm cách mặc áo bó ngực, thậm chí đeo tấm kim loại trước ngực để ngăn chặn chúng phát triển.
Bó chân
Đỉnh điểm của sự "man rợ" chính là tục bó chân khiến hàng triệu cô gái Trung Quốc thời nhà Thanh phải lâm vào cảnh tật nguyền. Từ khi còn nhỏ, các bé gái đã phải chịu đau đớn bằng việc bị bẻ cong xương bàn chân rồi bó chặt lại sao cho xương ngón chân phải chạm được tới gót chân. Hình thức làm đẹp man rợ này còn được gọi với cái tên "Tam tất kim liên", ý chỉ bàn chân ngắn 3 tấc nhỏ xinh như đóa hoa sen.
Đôi chân "Tam tấc kim liên" trong lịch sử phong kiến Trung Quốc
Ngày nay, những hủ tục làm đẹp này đã dần bị loại bỏ và người phụ nữ ngày càng được giải phóng hơn về mặt hình thể. Tuy nhiên, ai dám nói rằng một nửa thế giới của chúng ta đã thôi ám ảnh về cái đẹp, khi hàng triệu cô gái ngoài kia vẫn sẵn sàng chấp nhận chịu đau để bước vào con đường dao kéo không có điểm lùi.
Theo bạn thì gọt cằm, độn mông, cắt mắt, nâng mũi... liệu có ít man rợ hơn so với các tục làm đẹp cổ xưa được nêu trên?