Trong một lớp nghiên cứu sinh, giáo sư đặt ra một trò chơi và muốn cả lớp cùng tham gia. Rất nhiều sinh viên quyết định lên bục giảng nhận trò chơi này.
Giáo sư nói với các sinh viên đó như sau: "Em hãy viết lên bảng tên của 10 người mà em khó dứt bỏ nhất". Nữ sinh viên làm theo lời thầy, trong 10 người đó có tên của người thân, bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm của cô.
Giáo sư nói: "Bây giờ em hãy gạch bỏ 1 người mà em cho là không quan trọng nhất". Nữ sinh viên đó gạch bỏ tên một người hàng xóm.
Giáo sư nói: "Hãy gạch tiếp 1 người nữa", cô gái gạch đi một tên của đồng nghiệp.
Giáo sư tiếp tục nói: "Xin em hãy gạch tiếp thêm 1 người nữa". Cô gái bỏ đi tên người nữa.
Lúc này, có vẻ đã hiểu ra vấn đề là mình đang bị đặt vào một tình huống lựa chọn, tất cả đều im lặng, không còn không khí sôi nổi như ban đầu nữa. Bây giờ đó không phải là trò chơi, đó là một câu hỏi nghiêm túc.
Giáo sư bình tĩnh nói tiếp: "Hãy gạch tiếp 1 người nữa". Cô gái khá lúng túng, nếu thực sự phải lựa chọn cô thấy ai cũng quan trọng, thế nhưng sau một hồi suy nghĩ, cô quyết định gạch tên người chồng.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});Chưa dừng lại ở đó, vị giáo sư vẫn tiếp tục bắt sinh viên đó phải lựa chọn.
Cô gái đơ người, lúc này mặt cô tái lại. Cô đưa phấn lên một cách run rẩy một lúc, cô gạch tên đứa con đi.
Tất cả trùng xuống, cô sinh viên nọ bỗng dưng khóc nức nở. Giáo sư hỏi: "Người thân thiết đi cùng em cả đời hẳn phải là chồng và con cái mới đúng. Người chồng sẽ ở cùng em đến đầu bạc răng long. Còn đứa con là do em dứt ruột sinh ra. Vì sao em lại chọn bố mẹ mình? Chẳng phải ngày tháng của họ đã không còn nhiều nữa, khó có thể ở lại cùng em lâu dài sao?".
Cả lớp nhìn lên phía cô gái chờ đợi câu trả lời. Cô gái bình tĩnh nói: "Tuy hiện tại chồng em là người thân thiết nhất nhưng rất không ai nói trước là anh ấy sẽ không rời bỏ em. Vợ chồng là duyên phận, có đến rồi cũng có đi. Con cái lớn lên rồi cũng sẽ có gia đình riêng sẽ không nhớ đến em nữa. Em cũng không thể mãi theo bước chân chúng. Người mà em thực sự cần chính là cha mẹ. Không có họ thì đã không có em. Họ đã hy sinh cả tuổi xuân để cho em một cuộc đời hạnh phúc nhất có thể. Họ chắc chắn không thể ở cùng em mãi mãi nhưng chính vì thế mà em càng cần phải trân quý hơn. Tháng ngày còn lại không nhiều. Em thực sự chỉ muốn cha mẹ được sống những ngày cuối đời thật vui vẻ, mãn nguyện mà thôi".
Đây quả thực là câu trả lời thuyết phục. Cả lớp đứng dậy và vỗ tay cho cô gái. Có thể nói, hôm nay là một buổi giao lưu còn tuyệt vời hơn buổi học thường ngày.
Cho dù là cha mẹ, con cái, hay vợ chồng thì cũng là những người thất sự quan trọng với chúng ta. Sự lựa chọn của cô gái trong câu chuyện chỉ là một trong số rất nhiều người mà thôi. Không phải ai cũng sẽ chọn như cô gái đó. Ví dụ họ chọn chồng hoặc vợ vì đó là người sẽ đồng hành với họ cả cuộc đời, chung thủy và yêu thương bạn.
Thế nhưng cũng có người chọn con cái vì đó là máu mủ do chính mình sinh ra, là hy vọng của cuộc đời họ, chúng trưởng thành hạnh phúc tức là họ hạnh phúc.
Rồi số còn lại là chọn cha mẹ. Bởi với họ chữ hiếu là quan trọng nhất. Máu thịt này, da thịt này là do cha mẹ ban cho, chúng ta có được như ngày hôm nay nhờ vào nhưng hy sinh lớn lao của họ. Cha mẹ vất vả sinh thành, dưỡng dục chúng ta không phải để cầu chút báo hiếu mà là muốn nhìn thấy chúng ta trưởng thành, sống có đạo đức, trở thành một người thiện lương, có ích cho xã hội. Cha mẹ nào lại mong con mình trở thành kẻ xấu cơ chứ? Ân tình ấy, dẫu báo đáp suốt mấy kiếp người nào đã ai trả nổi?