Mụn cóc là bệnh gì?
Mụn cóc hay được gọi là mụn cơm, là một loại mụn ngoài da do virus HPV (Human Papilloma Virus) xâm nhập vào da thông qua những vết trầy xước. Mới đầu, chúng chỉ là những chiếc u nhỏ lành tính, ngoài bề mặt thì có vẻ hơi sần sùi, có màu xám đục.
Mục cóc thường sẽ tăng dần kích thước theo thời gian bắt đầu từ 2-3 tháng kế tiếp.
Nhận diện mụn cóc
Mụn cóc thường có hai dạng thông thường, đó là mụn cóc thông thường và mụn cóc dạng phẳng. Mụn cóc thông thường mọc đơn độc ở các vị trí khác nhau như tay, chân,... có màu xám đục, có lớp sừng dày bên ngoài.
Mụn cóc thông thường (Common warts) là dạng dễ gặp nhất, kích thước từ 2mm-2cm, và có cảm giác hơi đau nhói khi chạm vào.
Còn mục cóc dạng phẳng lại thường mọc theo chung khu vực với nhau, lây lan nhanh, hơi sần và phải nhìn và sờ kĩ mới phát hiện được.
Mụn cóc phẳng (Plane warts) chỉ từ 1mm-5mm, màu vàng nâu và bề mặt trơn láng.
Mụn có gây nguy hiểm không?
Thực ra, mụn cóc ngoài da có vẻ ngoài xấu xí thế nhưng nó lại khá lành tính, không hề ảnh hưởng đến sức khoẻ như ta vẫn tưởng. Ngoài cảm giác mất thẩm mĩ và hơi khó chịu vì độ sần sùi của nó thì hầu như nó chẳng đem lại tác động xấu nào khác.
Mụn cóc là loại bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại mang khá nhiều phiền toái cho người bệnh.
Tuy không nguy hiểm nhưng nếu đã phát hiện ra thì tốt nhất nên chữa trị thật nhanh để tránh bệnh phát tán về sau.
Ngoài ra nếu không được điều trị, mụn cóc có thể tái phát trở lại và trở nên dai dẳng hơn, mức độ lây lan nhanh và khó điều trị hơn nữa.
Vì thế, khi bị mụn cóc, người bệnh điều trị sớm giúp ngăn ngừa virus lây lan đến bộ phận khác và làm ảnh hưởng mọi người xung quanh.
Các lưu ý để giảm lây lan mụn cóc
- Không nên tỉa, chải, hoặc cạo mụn cóc
- Rửa tay cẩn thận khi bạn chạm vào mụn cóc.
- Sử dụng vật dụng cá nhân riêng biệt.
- Tránh mụn cóc khỏi môi trường ẩm, vì khó có thể ngăn virus lây lan trong môi trường này.
Vậy nên nếu phát hiện ra mụn cóc thì các chị em chẳng cần lo lắng đâu, cứ bình tĩnh mà chữa nó nhé!