Bé Nguyễn Công Liêm, 19 tháng tuổi cùng mẹ và ông nội lặn lội từ Quảng Nam vào TP HCM để phẫu thuật và lắp thiết bị hỗ trợ nghe cách đây hai tháng. |
Bé Võ Lê Dũng, 2 tuổi rưỡi cùng mẹ và bố đi từ Tây Ninh lên thành phố phẫu thuật cấy ghép điện cực ốc tai Cochlear hai tháng trước. Thông thường trẻ điếc sâu bẩm sinh được cấy ghép điện cực ốc tai ngay từ khi còn nhỏ (trước 2 tuổi) có thể học nghe, nói, phát triển ngôn ngữ và nhận thức, tư duy theo đúng lứa tuổi. Bé có thể làm quen với âm thanh xung quanh, chuẩn bị tập nói như những em bé bình thường. |
Các em bé tại trung tâm Cát Tường, nơi hỗ trợ khả năng nghe nói của trẻ khiếm thính hát và diễn kịch. Ước tính có 3-4 bé trong số 1.000 trẻ sinh ra bị khiếm thính ở mức độ nhẹ hay nặng hơn. Cấy điện cực ốc tai là giải pháp lý tưởng cho cả người lớn và trẻ em bị khiếm thính mức độ nặng và sâu, giúp người nhận cấy ghép có thể nghe và giao tiếp, tự tin sống một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn. |
Bé Anh Tuấn, 3 tuổi đến từ Vũng Tàu đang say sưa theo dõi các tiết mục của các bạn. |
Bé Lâm Anh 4 tuổi, thích nghịch các trò chơi trên điện thoại. |
Hoàng Yến, năm nay 18 tuổi, được phẫu thuật tai năm 4 tuổi tại Nhật. Lúc đó kỹ thuật này còn hết sức xa lạ ở Việt Nam, mẹ em tìm hiểu được trên một bài báo nước ngoài và mạnh dạn cho Yến tham gia. Tuy phẫu thuật lúc Yến hơi quá tuổi tập nói nhưng nhờ những nỗ lực dạy cháu tập nói của gia đình và các cô giáo đúng cách, Yến đã hòa nhập với các bạn cùng trang lứa. Năm nay Yến vừa tốt nghiệp 12 và đang chuẩn bị cho kỳ thi vào Đại học Mỹ thuật. |
Các phụ huynh đang hỏi han kinh nghiệm tập nói và học tập từ bạn Hoàng Yến để hướng dẫn cho con em mình. |
Cô bé Thảo Nhi, quận 7, TP HCM, lắp tai nghe cách đây 5 tháng, thích nghe và nhún nhảy theo các nhạc hiệu. |
Ba và con cùng xem các tác phẩm dự thi "Âm thanh cuộc sống của bé". |
Cô bé Gia Bảo, 10 tuổi, TP HCM, phẫu thuật từ năm 2011, ở trường em là học sinh giỏi, có thể chơi được các nhạc cụ như piano và violon, những nhạc cụ mà muốn chơi tốt vốn cần đến đôi tai thẩm âm tốt. |
Các bé được sử dụng một thiết bị bảo vệ, có thể thỏa sức bơi lội suốt 4 tiếng mà không phải tháo máy ra, giúp bé trải nghiệm được thế giới âm thanh kỳ diệu của nước trong khi bơi lội. |
Lê Phương - Khánh Ly
Có thể bạn quan tâm: