“Các triệu chứng thiếu máu não xuất hiện cách đây khoảng vài tháng, đầu tiên là đau khắp đầu kèm cảm giác căng nặng như đeo đá, tiếp đến là chóng mặt, hoa mắt khiến tôi nhiều lúc loạng choạng muốn té ngã”, chị Nga cho biết.
Trường hợp khác là anh Công Thành (36 tuổi) có dấu hiệu của đãng trí và kém tập trung. Anh cho biết, khoảng một năm nay anh thường xuyên bị chứng đãng trí hành hạ. Có nhiều hôm anh gửi email quên đính kèm file, khi lại quên điện thoại, cục sạc máy vi tính... “Đang họp với khách hàng mà laptop hết pin, lục hoài không thấy adaptor sạc đâu…”, anh Thành chia sẻ.
Kém tập trung cũng khiến anh gặp không ít khó khăn trong công việc vì thường bị trễ lịch hẹn với khách hàng. Quá lo lắng, anh đi khám và được bác sĩ xác định mắc suy giảm trí nhớ - một bệnh lý thoái hóa thần kinh.
Theo các bác sĩ, những chứng bệnh trên nếu không được điều trị kịp thời, về lâu dài sẽ có nguy cơ dẫn đến thể bệnh nặng. Trong đó, thiếu máu não không chỉ dẫn đến nhiều hệ lụy như: đau đầu, rối loạn tiền đình, mất ngủ… mà còn làm tăng nguy cơ đột quỵ. Suy giảm trí nhớ kéo dài có khả năng là dấu hiệu của bệnh sa sút trí tuệ, Alzheimer, Parkinson…
Thủ phạm của các chứng bệnh trên được xác định là gốc tự do. PGS.TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục an toàn thực phẩm- Bộ Y tế cho biết: “ gốc tự do được y học hiện đại xem là nguồn gốc của sự lão hóa và rất nhiều bệnh tật.” Năm 1954, bác sĩ Denham Harman (Đại học Berkeley, California) là nhà khoa học đầu tiên công bố về sự nguy hiểm của gốc tự do. Chúng tấn công và gây ra hơn 100 bệnh tật trên cơ thể, trong đó, não là bộ phận chịu sự tấn công dữ dội nhất.
Gốc tự do gây tổn thương thành mạch máu, làm hình thành các mảng xơ vữa và tạo huyết khối. |
Cấu trúc cơ bản nhất của cơ thể là tế bào. Để duy trì sự sống, cơ thể cần phải chuyển hóa, từ đó diễn ra quá trình nhường - nhận điện tử và sinh ra gốc tự do. Như vậy, gốc tự do là những nguyên tử hay phân tử bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng. Chúng sinh ra liên tục trong quá trình chuyển hóa của cơ thể và hình thành dưới tác động của các yếu tố bên ngoài như ô nhiễm môi trường, stress, rượu bia, thuốc lá… Do bị mất điện tử nên gốc tự do không ổn định, luôn có xu hướng tìm kiếm điện tử khác để cân bằng lại. Khi đi tìm điện tử thì cũng là lúc gốc tự do tấn công vào tế bào khiến tế bào bị tổn thương hoặc chết.
Não là nơi bị gốc tự do tấn công dữ dội nhất, bởi bộ phận này chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng lại tiêu thụ đến 20-25% năng lượng toàn cơ thể. Bên cạnh đó, não còn là cơ quan béo nhất với hơn 60% thành phần chất béo chưa bão hòa. Chính vì vậy, quá trình chuyển hóa tại não diễn ra mạnh mẽ, làm sản sinh nhiều gốc tự do. Khả năng chống gốc tự do ở não lại rất kém, chỉ bằng 1/10 so với gan.
Trước sự tấn công của gốc tự do, não rất dễ bị tổn thương, gây ra hai nhóm bệnh thường gặp là mạch máu não và thoái hóa thần kinh. Ở nhóm bệnh mạch máu não, gốc tự do gây tổn thương thành mạch, làm hình thành các mảng xơ vữa và huyết khối. Từ đó làm hẹp động mạch khiến lưu lượng máu đến nhu mô não bị giảm, gây ra tình trạng thiếu máu não, đột quỵ não, đau nửa đầu… Ở nhóm bệnh thoái hóa thần kinh, gốc tự do làm xơ hóa cấu trúc tế bào thần kinh, khiến liên kết giữa chúng bị giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, thậm chí gây chết tế bào, từ đó các chức năng não dần rối loạn dẫn đến suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, Parkinson…
Trong đó, tình trạng thiếu máu não gây ra nhiều triệu chứng phiền phức cho người bệnh như: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, nghe kém, rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm giác… Bệnh lý thoái hóa thần kinh lại phổ biến với các triệu chứng giảm trí nhớ, hay quên, kém tập trung, giảm khả năng tư duy, căng thẳng (stress)…
Khi còn trẻ, cơ thể chúng ta đủ khả năng sản sinh các chất chống gốc tự do, nhưng theo thời gian, khả năng đó yếu dần. Chính vì thế, từ sau tuổi 30, để khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt là bệnh ở não, cơ thể cần được bổ sung các chất chống gốc tự do. PGS. TS Trần Đáng khẳng định: “Bên cạnh duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh thì việc bổ sung các chất chống gốc tự do từ thiên nhiên là một cách tốt để chăm sóc sức khỏe não bộ”. Theo đó, các chất chống gốc tự do có khả năng cung cấp điện tử, làm cân bằng gốc tự do. Lúc này, gốc tự do trở thành nguyên tử hay phân tử ổn định và mất khả năng gây hại. Các chất chống gốc tự do tốt cho cơ thể là Anthocyanin, Pterostilbene, beta-carotene, vitamin C, E…
OTIV chứa Anthocyanin, Pterostilbene… trong Blueberry có tác dụng chống gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu não. |
Anthocyanin, Pterostilbene… từ Blueberry Bắc Mỹ được xác định có tác dụng chống gốc tự do ở não cực mạnh, chúng có khả năng cân bằng điện tử cho hàng ngàn gốc tự do. Đặc biệt, Anthocyanin, Pterostilbene còn kích hoạt cơ thể sản sinh ra các chất chống gốc tự do nội sinh. Từ đó, các chất này làm chậm quá trình thoái hóa thần kinh, hỗ trợ tốt trong phòng ngừa, điều trị các bệnh suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, Alzheimer, Parkinson… Đồng thời, chúng làm giảm hiện tượng xơ vữa, giúp giãn mạch để tăng lượng máu tưới cho não, cải thiện các tình trạng đau đầu, chóng mặt, ù tai, mất ngủ và giảm nguy cơ đột quỵ.
Thu Ngân