Bà Khandwala. Ảnh internet
Bà Khandwala được sinh ra trong một gia đình giàu có ở Burma (tên gọi cũ của Myanmar) vào năm 1926. Từ nhỏ, chị em bà Khandwala đã được rèn luyện để gia nhập quân đội.
Bà Khandwala từng làm y tá tại một bệnh viện năm 1944. Tại đó, bà đã nhìn thấy những người lính trở về và bị mất đi một phần cơ thể vì chiến tranh khiến bà không bao giờ quên được cảnh tượng đó. Bệnh viện nơi bà Khandwala làm cũng từng bị đánh bom. Đó thực sự là những năm tháng khó khăn.
Chính những năm tháng công tác tại quân đội là khoảng thời gian quý giá, định hình nhiều giá trị sống trong cuộc đời bà Khandwala. Sự nghiệp hướng dẫn viên của Khandwala bắt đầu khi bà đọc được thông tin về chương trình huấn luyện hướng dẫn viên du lịch quốc gia Ấn Độ trên một tờ báo và bà quyết định ứng tuyển.
Cuộc đời bà đầy ắp những chuyến phiêu lưu cùng những người bạn nồng hậu, đi qua những nơi đẹp đẽ với đủ mọi loại trải nghiệm. Đó là một hành trình nhiều trải nghiệm.
1. Tự tin vào chính mình
Bà Khandwala từng bị tai nạn xe cộ ba năm trước và hiện là hướng dẫn viên trên xe hơi.
"Tuần sau, tôi sẽ đi cùng các du khách trên xe hơi của họ và kể họ nghe về những tòa nhà Art Deco lộng lẫy ở phía Nam của Mumbai, cũng như kiến trúc gothic. Đôi khi, các du khách có chút lo lắng khi biết hướng dẫn viên của mình là một cụ bà. Nhưng rất nhanh sau đó, họ lại thấy ấn tượng với tôi. Cho đến 4 năm trước đây (khi Khandwala khoảng 84 tuổi - ND), tôi vẫn có thể trèo vào các hang động ở Kanheri. Tôi đã dẫn rất nhiều du khách đến tham quan nơi ấy", Khandwala nói.
Phong cách hướng dẫn của Khandwala cũng khác biệt so với phần lớn các hướng dẫn viên người Ấn Độ đó là sự thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ.
"Đôi khi, bạn cũng phải bày tỏ suy nghĩ của mình với du khách. Như lần một vị khách than phiền với tôi về sự mất vệ sinh và lộn xộn của Mumbai, tôi đã hỏi ông ấy rằng đất nước của ông ấy 200 năm trước như thế nào. Những người dẫn sống trong khu ổ chuột của Mumbai cũng vẫn dọn dẹp nhà họ sạch sẽ cơ mà", Khandwala bày tỏ.
"Một trong những du khách đi tham quan Dharavi đã nói rằng cô ấy muốn sống ở đây, vì ở khu ổ chuột quê hương cô, người ta không chăm sóc trẻ con và người già nhiều như ở đây. Đây là những điều chúng ta cần cho du khách biết về Mumbai. Khách du lịch ngày nay đang đòi hỏi nhiều hơn. Họ nghiên cứu về địa phương trước khi lên đường, vì vậy họ không còn dễ dàng ngạc nhiên như ngày trước", Khandwala nhấn mạnh.
Ảnh internet
2. Không đầu hàng khi chưa thử
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});Khi biết tin cựu Thủ tưởng Indira Gandhi đến viếng Taj in Agra, một du khách đã đề nghị Khandwala giúp gặp được Indira Gandhi.
"Lần đó, tôi đã bước đến trước mặt Indira Gandhi để ngỏ lời, và bà ấy đã chấp thuận. Tôi nghĩ vị khách của tôi sẽ nhớ về kỷ niệm này nhiều hơn cả Taj Mahal", Khandwala kể.
Một lần khác, khi cơ trưởng Rajiv Gandhi cất lời thông báo trên một chuyến bay có Khandwala. Bà đã nói với khách của mình rằng cơ trưởng là con trai của Thủ tướng Ấn Độ khi đó. Vị khách ấy đã muốn chụp ảnh cùng cơ trưởng, nên tôi đã tiến đến và nhã nhặn đề nghị với ông. Và ông ấy cũng đồng ý. Khi tôi tình cờ gặp lại cơ trưởng Rajiv Gandhi tại khách sạn Taj ở Mumbai, ông đã hỏi thăm tôi về vị khách người Nhật ấy. Đó là lúc tôi biết ông ấy còn nhớ tôi".
"Tôi đã từng nói dối vài lần để công việc được hoàn tất. Một trong số đó là khi đoàn khách của tôi bị mắc kẹt ở giữa dãy người xếp hàng dài tại Trivandrum. Tôi đã nói với bảo vệ rằng đoàn khách này là người thân của Thủ tướng Nhật Bản. Người Nhật không hiểu tiếng Hindu và người bảo vệ tin tôi. Vậy là chúng tôi được dẫn đi lối đặc biệt, bước vào đền chỉ 5 phút sau đó", Khandwala thừa nhận.
"Tham gia quân đội đã giúp tôi không còn sợ hãi bất cứ điều gì. Ở vai trò hướng dẫn viên, tôi chỉ có một quy định duy nhất đối với du khách. Đó là chỉ gặp họ tại sảnh khách sạn khi cần. Họ không được phép đến phòng của tôi và tôi cũng không bước đến không gian riêng của họ. Đổi lại, tôi chưa bao giờ từ chối một yêu cầu nào của du khách", Khandwala nói.
2. Luôn học hỏi, nâng cao kiến thức
Bên cạnh công việc chính làm hướng dẫn viên du lịch, Khandwala còn làm thêm công việc dịch thuật cho các công ty tại Ấn Độ, cũng như phụ đính các dự án phim tài liệu phát trên truyền hình Nhật Bản. Bà Khandwala là phiên dịch viên được nhiều du khách Nhật yêu thích, nổi tiếng với tên gọi "Rama San".
"Khi được cho đi học ngoại ngữ, tôi đã rất thích và nhận ra lợi ích khi biết thêm tiếng Nhật. Tôi nghĩ rằng về sau này, nhờ lợi thế ngoại ngữ mà tôi được chọn vào chương trình đào tạo hướng dẫn viên quốc gia", Khandwala chia sẻ. Một trong những công việc này đã giúp bà được gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma.
4. Lối sống đơn giản, nguyên tắc
Mặc dù đã 91 tuổi nhưng bà Khandwala vẫn rất minh mẫn, sáng suốt, ánh mắt vẫn vô cùng tinh nhanh. Khi được hỏi về cách xử lý các vấn đề sức khỏe ở độ tuổi 91 cũng như thói quen sống thường ngày, Khandwala chia sẻ:
"Về tinh thần, tôi hoàn toàn thoải mái và hạnh phúc. Tôi có tính khí của một đứa trẻ. Công việc này đã dạy tôi biết kiên nhẫn. Tôi không thích buôn chuyện gia đình hay nấu ăn. Thay vào đó, tôi đọc sách, viết sách và muốn trở thành cây bút cộng tác với một tờ báo", Khandwala mỉm cười.
"Tất cả những việc này giữ cho tôi được khỏe mạnh. Tôi tránh ăn đồ chiên và tập ăn đúng giờ. Tôi đã từng được huấn luyện trở thành chiến sĩ. Và tôi sẽ luôn luôn mang tinh thần của chiến binh trong cuộc sống của mình".
5. Không đánh giá người khác
Trong một lần dẫn tour, một du khách Nhật đã hỏi Khandwala rằng phụ nữ Ấn mặc đồ lót gì bên dưới lớp sari. Về sau, bà biết được vị khách này là một doanh nhân kinh doanh trang phục lót đến Ấn Độ để khảo sát thị trường. Người nhân viên đi cùng ông mang theo nhiều tạp chí có hình ảnh nhạy cảm để tặng cho những người bán quần áo, nhằm thuyết phục họ giảm giá cho sản phẩm của ông.
"Công việc này đã dạy tôi bài học về chuyện không bao giờ đánh giá người khác", Khandwala nhìn nhận.