kẽm tham gia vào hoạt động của trên 300 enzym trong phản ứng sinh học quan trọng, trong đó có enzym tiêu hóa và các enzym cần thiết cho sự tổng hợp protein, acid nucleic. Bên cạnh đó, kẽm còn hỗ trợ quá trình tổng hợp, bài tiết của nhiều hormon tăng trưởng như GH, IGF-1, testosteron, insulin, thymulin.
Do đó, kẽm cần thiết cho việc phiên giải mã gien, sinh sản, tái tạo và nhân đôi tế bào, cần cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của các chức năng về miễn dịch, tiêu hóa, não, nội tiết, xương, cơ, sự trưởng thành giới tính cũng như chống oxit hóa. Thiếu kẽm gây ra tình trạng suy giảm tiêu thụ năng lượng nên thường kết hợp với thiếu năng lượng tế bào và nhiều dưỡng chất khác.
Selenium được công nhận là nguyên tố cần thiết cho sức khỏe con người vào năm 1990. Chức năng chủ yếu của chất khoáng vi lượng này là tham gia vào thành phần của men glutathione peroxidase. Men này hoạt động cùng với vitamin E nhằm ngăn ngừa và bảo vệ sự tổn thương màng tế bào bởi các gốc tự do. Nồng độ selenium thấp có thể dẫn đến các bệnh như ung thư, tim mạch, viêm nhiễm và tình trạng bệnh lý khác có liên quan đến tổn thương do tăng gốc tự do oxy hóa, gồm cả lão hóa sớm và hình thành đục thủy tinh thể.
Biểu hiện lâm sàng khi thiếu kẽm
Thiếu kẽm nhẹ và vừa là tình trạng khá phổ biến. Có thể nhận thấy trên một số biểu hiện cụ thể sau:
- Thiếu dinh dưỡng: chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao, giảm tiết sữa…
- Rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa: trẻ có tình trạng suy giảm tiêu thụ năng lượng như chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ, buồn nôn và nôn (nghén) ở phụ nữ mang thai.
- Rối loạn tâm - thần kinh: rối loạn giấc ngủ (trằn trọc khó ngủ, mất ngủ), thức giấc nhiều lần trong đêm, khóc đêm kéo dài; suy nhược thần kinh (đau đầu, thần kinh dễ bị kích thích, giảm trí nhớ); rối loạn cảm xúc (thờ ơ, lãnh đạm, trầm cảm, thay đổi tính tình. Bệnh còn có thể suy yếu hoạt động của não, mơ màng chậm chạp, hoang tưởng, mất điều hòa lời nói, rối loạn vị giác và khứu giác, khuyết tật, bại não, chậm phát triển tâm thần vận động...
- Suy giảm khả năng miễn dịch: nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản tái đi tái lại), viêm đường tiêu hóa, viêm da, mụn bỏng, mụn mủ, viêm niêm mạc.
- Tổn thương biểu mô: khô da, viêm da vùng mặt trước hai chi dưới, nám da, bong da, dày sừng và nứt gót da hai bên, viêm niêm mạc miệng, viêm lưỡi, vết thương lâu lành, dị ứng, loạn dưỡng móng, viêm mé móng, tóc giòn dễ gãy, hói tóc.
- Tổn thương mắt: sợ ánh sáng, mất khả năng thích nghi với bóng tối, mù đêm, quáng gà, khô mắt, loét giác mạc.
- Da ngứa ngáy: các triệu chứng kèm theo là vết thương khó lành và "hạt gạo" trên móng tay. Tình trạng này là do thiếu kẽm, chất giúp tạo ra các tế bào và enzyme mới cũng như cần cho việc làm lành vết thương.
- Thiếu kẽm nặng biểu hiện đặc trưng bởi các tổn thương điển hình: viêm da, dày sừng, sạm và bong da mặt ngoài hai cẳng chân (vẩy cá), hói, loạn dưỡng móng (móng nhăn, có vệt trắng, chậm mọc), khô mắt, viêm quanh hậu môn, âm hộ, tiêu chảy, tăng nhạy cảm đối với bệnh nhiễm trùng, gây ra nhiễm trùng tái diễn. Bệnh nặng kích thích thần kinh, rối loạn nhận thức, mắc chứng ngủ lịm, chậm phát triển tâm thần vận động. Thiếu kẽm có thể gây chậm phát triển giới tính, giảm khả năng tuyến sinh dục, ít tinh trùng, bệnh bất lực, suy dinh dưỡng nặng, chứng lùn...
Cần bổ sung kẽm vào chế độ ăn cho các trường hợp
- Người cần tăng nhu cầu về kẽm; các bệnh bẩm sinh hoặc mãn tính gây thiếu kẽm.
- Stress liên tục, tiểu đường, hội chứng down, bệnh hồng cầu hình liềm, vảy nến, dị ứng, suy gan, nghiện rượu, xơ gan do rượu, viêm gan cấp, bệnh thận mạn tính, suy tụy, bệnh máu ác tính, nhiễm trùng mạn tính (lao, AIDS).
- Trẻ khuyết tật kèm thiếu dinh dưỡng như bại não, sụt cân, cơ teo nhão, albumin máu thấp, các bệnh nặng (phẫu thuật, chấn thương); trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng…
Biểu hiện lâm sàng khi thiếu selen
- Dễ nhiễm trùng: đây là triệu chứng xảy ra thường xuyên, khi cơ thể thiếu selen - chất giúp tăng cường khả năng miễn dịch - bảo vệ tế bào khỏi thương tổn và có thể giúp chống bệnh ung thư. selen cũng quan trọng đối với khả năng sinh sản của nam giới. Các chuyên gia khẳng định ai cũng cần bổ sung chất selen.
- Sắc tố da bị mất dần.
- Các trường hợp khác thiếu selen như bệnh keshan, một rối loạn tim nặng nề chủ yếu ở trẻ con và phụ nữ trong tuổi sinh đẻ. Bệnh keshan xuất hiện ở một số vùng của Trung Quốc, nơi có nồng độ selenium trong đất trồng rất thấp.
Thiếu hụt selen có thể gây rối loạn ở tim và bệnh lý của cơ. Tuy nhiên những tình trạng thiếu selen trầm trọng như vậy rất hiếm gặp. Thông thường hơn là dạng thiếu selen trong chế độ ăn lâu dài là nguy cơ ung thư, bệnh tim và suy giảm miễn dịch, cơ thể nhạy cảm với các tổn thương oxy hóa chính, thay đổi chuyển hóa hormon tuyến giáp, bị ảnh hưởng xấu hơn khi bị nhiễm thủy ngân, thay đổi trong hoạt động của các loại enzym, thay đổi cấu trúc sinh học và tăng nồng độ glutathione.
Nếu dựa vào đặc điểm lâm sàng, tùy thuộc vào mức độ nguy cấp của bệnh có thể chia thành bốn thể là: cấp tính, bán cấp, mãn tính và tiềm ẩn.
PGS, TS Nguyễn Thị Lâm
Phó Viện trưởng, Viện dinh dưỡng Quốc gia
Công nghệ Bioenrich giúp tăng hàng nghìn lần hàm lượng khoáng vi lượng như kẽm, selen, sắt, … trong mầm các loại đỗ. Gần đây, Công ty cổ phần Biolife đã cho ra đời sản phẩm UpKid từ công nghệ Bioenrich (www.biolife.vn), điều khiển quá trình nảy mầm của hạt đỗ xanh. Điều đó giúp chuyển hóa với hiệu suất tối đa khoáng chất vi lượng kẽm và selen vô cơ sang cấu trúc hữu cơ tự nhiên, thân thiện với cơ thể của trẻ nhỏ, tăng khả năng hấp thu hoàn toàn tới 90%, không để lại dư thừa trong cơ thể. (Nguồn: Công ty cổ phần Biolife) |
SG002913